Chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản
( Cập nhật lúc:
24/11/2022
)
Chiều ngày 23/12/2022, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chủ trì buổi làm việc Liên hiệp HTX kinh tế số Việt Nam (VDECA), dự buổi làm việc có đại diện Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh; Sở Công thương; Lãnh đạo và chuyên viên Sở Thông tin và Truyền thông; Chi cục Trồng trọt, BVTV&QLCL; Văn phòng Sở, Chi cục PTNT; HTX Yến Dương; Công ty Cucumin.
Tại buổi làm việc ông Mai Quang Vinh, Chủ tịch Liên hiệp HTX kinh tế số Việt Nam (VDECA) đã giới thiệu về eGap và eGap.vn, iMetos nhằm phục vụ chuyển đổi số với các giải pháp như: nhật ký điện tử, hệ thống quản lý sản xuất bằng điện thoại thông minh, hệ thống camera giám sát đồng ruộng, tem truy xuất nguồn gốc QR code gắn với bộ nhận diện nhãn hiệu.
 |
Ông Mai Quang Vinh, Chủ tịch Liên hiệp HTX kinh tế số Việt Nam (VDECA) giới thiệu về eGap và eGap.vn, iMetos tại buổi làm việc |
Những năm qua, HTX đóng vai trò quan trọng trong thực hiện chuỗi giá trị nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động của kinh tế tập thể, HTX vẫn còn nhiều hạn chế như: Tốc độ tăng trưởng thấp so với các khu vực kinh tế khác; phần lớn HTX sản xuất, kinh doanh. Số lượng HTX tăng nhưng số lượng thành viên giảm, trong đó, sự gắn kết lợi ích giữa các thành viên và HTX chưa cao.
Thống kê cho thấy, toàn tỉnh hiện có 269 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó 55 HTX trồng trọt, 26 HTX chăn nuôi, 7 HTX lâm nghiệp, 1 HTX nước sạch nông thôn và 177 HTX nông nghiệp tổng hợp. Để nâng cao giá trị chuỗi sản phẩm nông nghiệp, phù hợp với điều kiện phát triển trong tình hình mới thì HTX cần thay đổi về tư duy sản xuất và liên kết phân công phụ trách đến từng khâu trong chuỗi sản xuất, trong đó khâu tiêu thụ cần thiết phải có sự ứng dụng công nghệ số để đa dạng đầu ra cho sản phẩm, bổ sung cho các kênh tiêu thụ truyền thống.
Các đại biểu thuộc các ngành liên quan tham dự buổi làm việc đã trao đổi ý kiến về hiệu quả từ chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, tuy nhiên hiện nay, số HTX trên địa bàn tỉnh tham gia vào lĩnh vực này chưa nhiều. Nguyên nhân do hạn chế về tiềm lực tài chính, nguồn nhân lực công nghệ cao, điều kiện tiếp cận công nghệ...
Để nông sản Bắc Kạn tạo dựng được uy tín, khẳng định chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, để quá trình này được thuận lợi các HTX và đặc biệt là người nông dân cần sẵn sàng thay đổi tư duy, tiếp cận các giải pháp công nghệ, khoa học kỹ thuật mới, mạnh dạn đầu tư, áp dụng mô hình quản lý trên cơ sở dữ liệu số hóa, truy xuất nguồn gốc từ nguyên liệu đến thành phẩm, áp dụng mô hình quản lý nhân sự, điều hành sản xuất bằng phần mềm điện tử, phát triển kênh bán hàng thông qua các trang thương mại điện tử, qua đó giúp chuyển đổi số ngành nông nghiệp từng bước phát triển trong thời gian tới./.