Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản

( Cập nhật lúc: 21/06/2018  )

Bắc Kạn có hệ thống sông suối, ao, hồ rất phong phú và đa dạng, với 1.361 ha có khả năng nuôi trồng thủy sản, là điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi thủy sản trở thành ngành sản xuất có vị trí quan trọng đối ngành nông nghiệp của tỉnh Bắc Kạn. Tuy nhiên nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Bắc Kạn trong những năm qua còn chậm phát triển, chưa khai thác được tiềm năng sẵn có của tỉnh, phong trào nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu theo phương pháp truyền thống, chưa áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất và sản lượng chưa cao, hàng năm tỉnh phải nhập số lượng lớn thực phẩm thuỷ sản từ tỉnh ngoài để đáp ứng nhu cầu của người dân trong tỉnh.

Để khai thác tiềm năng và sử dụng có hiệu quả diện tích mặt nước để phát triển nuôi trồng thuỷ sản trong ao cần thực hiện các biện pháp kỹ thuật nuôi cụ thể như sau:

1. Chọn ao nuôi cá

- Diện tích tốt nhất từ 500 – 2.000m2 là thuận lợi cho việc chăm sóc, quản lý.

- Độ sâu nước ao từ 1,1- 1,8m.

- Đáy ao có lớp bùn dày 20-30cm.

- Ao nuôi ở gần nguồn nước sạch, cấp thoát nước chủ động.

- Bờ ao chắc chắn và cao hơn mức nước cao nhất 0,5m, mặt ao thông thoáng không bị cớm rợp để tăng cường ánh sáng và khả năng hòa tan ôxy từ không khí vào nước.

2. Chuẩn bị ao

- Trước khi vào vụ nuôi cần tháo cạn nước ao, vét bớt bùn đáy, phát quang, tu sửa lại bờ, đăng, cống ao phải chắc chắn.

- Dùng vôi tẩy trùng với lượng 7 đến 10kg/100m2 ao, rải vôi khắp ao rồi bừa lẫn với bùn.

- Phơi đáy ao 7-10 ngày đến khi nứt chân chim để tăng hiệu quả diệt tạp và mầm bệnh.

- Dùng phân chuồng đã ủ hoai để bón lót xuống đáy ao tạo thức ăn tự nhiên với liều lượng 30-35 kg/100m2.

- Trước khi thả cá lấy nước vào ao khoảng 80 cm, sau 3-5 ngày khi nước ao đã có màu xanh thì cấp nước theo mức yêu cầu để thả cá giống, nước lấy vào ao phải được lọc kỹ bằng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ tránh địch hại theo nước vào ao.

 

3. Các định mức kỹ thuật và cách thả cá

- Chọn cá giống khoẻ mạnh không xây xát không dị hình, kích cỡ đồng đều.

- Mùa vu thả cá tốt nhất từ tháng 4 đến tháng 7 dương lịch, mật độ thả, hệ số thức ăn tùy theo khả năng chăm sóc, kích cỡ dự kiến thu và năng suất cần đạt, cụ thể tại bảng sau:

STT

Đối tượng

Hình thức nuôi

Mật độ  (con/m3)

 

Quy cỡ giống (cm/con)

Hệ số

Thức ăn (kg)

Thời gian  nuôi (tháng)

Kích cỡ thu hoạch (kg/con)

Năng suất (tấn/ha)

1

 

Cá rô phi, diêu hồng

Bán thâm canh trong ao

2

≥ 5

1,5

≤ 7

0,4

≥ 5

 

Thâm  canh trong ao

3

1,8

0,5

≥ 10

2

Ghép cá Trắm cỏ là chính (số lượng > 50%,) còn lại là cá chép, mè, trôi, rô)

Nuôi trong ao

2,5

Trắm cỏ, trắm đen, trôi,mè trắng > 12cm/con; cá khác

≥ 5 cm/con

1

≤ 10

0,6

≥ 10

3

Ghép cá rô phi hoặc cá chép là chính (số lượng > 50%) còn lại là cá trắm cỏ, mè, trôi,…

3

2

0,4

≥ 8

Chi chú: Riêng hệ số thức ăn cá trắm cỏ là 40kg cỏ/1kg cá; tỷ lệ sống >70%

 

- Cách thả cá giống: Cá được tắm nước muối 2-3 phần trăm trong 10 phút, trước khi thả ngâm túi chứa cá xuông ao 10-15 phút để cân bằng nhiệt độ nước trong ao và nước trong dụng cụ chứa cá vận chuyển, sau đó mới mở túi cho cá bơi ra từ từ, thả vào lúc trời mát, vận chuyển và thả cá giống vào lúc trời mát.

4. Quản lý ao nuôi

- Thường xuyên theo dõi môi trường nước ao nuôi, duy trì màu nước xanh nõn chuối (bón phân ủ hoai bổ sung) để tăng thức ăn tự nhiên cho cá.

- Theo dõi sự thay đổi của thời tiết, khí hậu để có biện pháp xử lý kịp thời các hiện tượng xảy ra.

- Định kỳ 15 ngày/lần bón vôi bột hòa nước xuống ao với lượng 2kg/100m2 để cải thiện môi trường và phòng bệnh cho cá.

- Theo dõi ao hàng ngày để điều chỉnh lượng thức ăn, phân bón cho phù hợp.

5. Cho ăn

Sử dụng thức ăn công nghiệp, nếu thức ăn tự chế biến nên phối trộn theo công thức sau: Cám gạo 40%, bột ngô 20%, bột sắn 15%, bột đậu tương 15%, bột cá nhạt 9%, Primex 1%, nấu chín nén ở dạng viên hoặc nắm thành dạng bánh, cho vào sàng cho cá ăn để hạn chế thất thoát và tránh ô nhiễm môi trường, hàng ngày cho ăn 02 lần vào vào buổi sáng và chiều mát, cho ăn đúng giờ để tạo phản xạ tốt cho cá.

Lượng thức ăn hàng ngày theo từng giai đoạn phát triển của cá tính theo phần trăm trọng lượng thân: trọng lượng cá < 50g/con cho ăn 10% trọng lượng thân, 51-300g/con cho ăn 5% trọng lượng thân, từ 301g/con trở lên cho ăn 3% trọng lượng thân. Hàng tháng cần cân cá để kiểm tra để tính lượng thức ăn cho phù hợp.

6. Phòng trị bênh cho cá

Phương châm phòng bệnh là chính nên trong quá trình nuôi cần tuân thủ các yêu cầu sau:

- Thực hiện đúng quy trình cải tạo ao trước khi nuôi cá và bón vôi cho ao nuôi định kỳ 2 tuần/lần trong quá trình nuôi.

- Nguồn nước cấp vào ao nuôi phải là nguồn nước sạch, không lấy nước từ khu vực nuôi có dịch bệnh.

- Lựa chọn con giống đủ tiêu chuẩn, chăm sóc cá thường xuyên, cho ăn đầy đủ cả về số lượng và chất lượng để cá có sức khỏe đề kháng được bệnh tật.

- Thường xuyên theo dõi mọi hoạt động của cá, phát hiện sớm cá bị bệnh để có biện pháp chữa trị kịp thời.

Hoàng Hiếu