Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp

( Cập nhật lúc: 05/05/2021  )

Thời gian qua Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đã lồng ghép nội dung tuyên truyền, phổ biến các nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến 2035, trong đó tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức về cơ cấu lại ngành nông nghiệp; các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh nông sản đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm; áp dụng thực hành nông nghiệp tốt vào sản xuất; hỗ trợ, thúc đẩy các cơ sở sản xuất theo chuỗi giá trị, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản...

 Lãnh đạo Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản, Thủy sản trao giấy chứng nhận sản xuất VietGAP cho 2 HTX  (Ảnh tư liệu năm 2020)

Lĩnh vực quản lý chất lượng, ATTP, năm 2020 có 02 cơ sở sản xuất cam quýt được chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt-VietGAP, với tổng diện tích 26,8ha, sản lượng ước đạt 260 tấn; 01 cơ sở sản xuất bí xanh với diện tích 03 ha, sản lượng dự kiến 240 tấn/năm; 01 cơ sở được chứng nhận VietGAp cho sản phẩm sả chanh với diện tích 1,9ha; hỗ trợ chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ đối với cây dẻ tại xã Đức Vân, huyện Ngân Sơn dự kiến cấp chứng nhận hữu cơ trong năm 2021.

Tổ chức thẩm định, cấp chứng nhận cho 20 cơ sở sản xuất đủ điệu kiện an toàn thực phẩm với các sản phẩm như cam, quýt, hồng không hạt; chế biến mơ; sản xuất chế biến chè. Ngoài ra còn các sản phẩm khác như nuôi lợn thương phẩm, chăn nuôi gà, hồi sấy 2 khô, trà mướp đắng rừng, gạo, đến nay toàn tỉnh đã cấp được 139 giấy chứng nhận. Hỗ trợ xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cho 05 cơ sở sản xuất, kinh doanh cấp giấy xác nhận chuỗi an toàn thực phẩm. cho các sản phẩm trà mướp đắng, nấm sò, gạo nếp tài, mật mía, chanh leo.  

Bên cạnh đó, Chi cục phối hợp với Hội Nông dân tỉnh hướng dẫn Hội Nông dân cấp cơ sở triển khai tới các cơ sở sản xuất, kinh doanh ban đầu nhỏ lẻ, ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn trên địa bàn toàn tỉnh, cụ thể: năm 2019 có 21.547 và năm 2020 có 28.321 cơ sở ký cam kết, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ sở, người dân trong sản xuất, kinh doanh ban đầu nhỏ lẻ bảo đảm an toàn thực phẩm. Đồng thời, phối hợp với Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn thực hiện đầy đủ về việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; tuân thủ áp dụng các Quy chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp./.


Hồng Chiêm