Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Xuất hiện bệnh lùn sọc đen hại lúa vụ mùa năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

( Cập nhật lúc: 20/12/2017  )

Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt và BVTV Bắc Kạn, bệnh lùn sọc đen xuất hiện rải rác từ giữa tháng 8/2017 tại các huyện, thành phố. Bệnh xuất hiện chủ yếu trên các giống lúa như Thiên Ưu 8, BTE1, Nhị ưu 838, GS9… Theo thống kê nhanh tính đến ngày 26/9/2017, tổng diện tích lúa bị nhiễm bệnh lùn sọc đen là 387,87 ha trong đó diện tích bị nhiễm nhẹ 206,33 ha, diện tích nhiễm trung bình 69,89 ha, diện tích nhiễm nặng có nguy cơ bị mất trắng là 111,65 ha. Dự báo, trong thời gian tới diện tích lúa bị nhiễm bệnh có thể tăng thêm. 

 Cây lúa bị bệnh lùn sọc đen

Bệnh lùn sọc đen là một bệnh nguy hiểm do virut gây nên và rầy lưng trắng là môi giới truyền bệnh. Cây lúa bị bệnh có triệu chứng chung là cây thấp lùn, lá xanh đậm hơn bình thường. Lá lúa bị bệnh có thể xoăn ở đầu lá hoặc toàn bộ lá. Gân lá ở mặt sau bị sưng lên. Khi cây còn non gân chính trên bẹ lá cũng bị sưng phồng. Từ giai đoạn cây lúa làm đòng - khi lúa có lóng, cây lúa bị bệnh thường nảy chồi trên đốt thân và mọc nhiều rễ bất định. Trên bẹ và lóng thân cây lúa xuất hiện nhiều u sáp và sọc đen. Khi bị bệnh nặng cây lúa không trổ bông được hoặc trỗ bông không thoát và hạt thường bị đen, không cho thu hoạch, hiện tại chưa có thuốc bảo vệ thực vật trừ loại bệnh này.

Trước nguy cơ bệnh lùn sọc đen lây lan ra diện rộng, Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành văn bản về việc tăng cường phòng trừ sâu bệnh và tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo về việc phòng, trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa, tổ chức hướng dẫn người dân phòng trừ theo hướng dẫn 

Hồng Thắng