Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Công tác phòng chống dịch Lỏ mồm long móng và những bài học tại xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn

( Cập nhật lúc: 05/02/2010  )

Ngày 12 tháng 2 năm 2009, nhận được thông tin tại xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn đã có 10 con trâu, bò bị nhiễm bệnh lở mồm long móng (LMLM). Xét mức độ nguy hiểm của bệnh, đồng chí Hoàng Việt Thường – Chi cục trưởng Chi cục Thú y đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp điều động phân công các cán bộ kỹ thuật xuống cơ sở chống bệnh.

1. Trình tự thực hiện:

Chi cục Thú y sẽ ưu tiên xe ô tô trở dung dịch thuốc sát trùng và sẵn sàng vận chuyển Vaccin lở mồm long móng (LMLM) khi đã có kết quả xét nghiệm. 100% cán bộ kỹ thuật của Chi cục, kết hợp với trạm Thú y Chợ Đồn và Thú y xã đi xã Xuân Lạc để chống dịch.

Huyện Chợ Đồn hỗ trợ xe đưa cán bộ đi cơ sở để phòng chống dịch lở mồm long móng (LMLM).

Cử cán bộ kỹ thuật của phòng chuyên môn nghiệp vụ - Chi cục Thú y lấy biểu mô tại vết loát để đưa xuống Trung tâm chuẩn đoán Trung ương xét nghiệm và định tuýp gây bệnh lở mồm long móng (LMLM) và đã có kết quả dương tính với virus lở mồm long móng (LMLM) tuýp O. Đồng thời tiến hành lấy mẫu máu của 6 con bò Dự án GIFT để kiểm tra xem số bò trên đã được tiêm loại vaccin lở mồm long móng (LMLM) tuýp nào.

Số trâu, bò bị mắc bệnh được cách ly để chữa tri và quản lý chặt chẽ bằng cách đeo thẻ tai.

2. Biện pháp phòng chống dịch đã được triển khai.

Thực hiện phun thuốc tiêu độc khử trùng, tiêu độc chuồng trại và môi trường. Các thôn có dịch thực hiện phun tiêu độc khử trùng 3 ngày / lần. Các thôn khác trong xã thực hiện phun 7 ngày / lần.

Lập 2 chốt kiểm dịch trực 24/24h để ngăn chặn không cho vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc mẫn cảm với bệnh lở mồm long móng (LMLM) từ vùng dịch ra ngoài và thực hiện phun thuốc khử trùng tiêu độc các phương tiện vận chuyển từ vùng dịch đi ra.

Công tác triển khai tiêm phòng vaccin bao vây ổ dịch: Ngày 21 tháng 2 năm 2009 Ngành Thú y phối hợp với chính quyền địa phương đồng loạt ra quân triển khai tiêm phòng vaccin lở mồm long móng (LMLM) và vaccin Tụ huyết trùng trâu, bò cho 10/13 thôn của xã Xuân Lạc (3 thôn đng có dịch chỉ tiêm khi thông báo hết dịch)…Đến ngày 22 tháng 2 năm 2009 đã tiêm  xong. Tổng số trâu, bò được tiêm 1.268/1.376 con đạt 92,8%.

Từ ngày  23 – 28 tháng 2 triển khai tiêm các xã tại nằm trong vùng uy hiếp như: Đồng Lạc, Nam Cường, Bản thi Chợ Đồn, xã Nam Mẫu huyện Ba Bể.

3. Tổng hợp tình hình dịch bệnh

Từ ngày 4 tháng 4 đến nay không có gia súc mắc thêm bệnh, số gia súc mắc bệnh đã được điều trị khỏi về triệu chứng lâm sàng, ăn uống bình thường. Kết quả thống kê cụ thể:

 

TT

Tên thôn

Số gia súc măc

Cộng

Số khỏi

Số chết tiêu huỷ

Trâu

1

Nà dạ

66

35

111

78

4

2

Bản tưn

2

3

5

5

0

3

Tà han

0

1

1

1

0

4

Bản eng

4

0

4

4

0

Cộng

72

39

121

88

4

 

4. Bài học kinh nghiệm

Bệnh lở mồm long móng (LMLM) do virus gây ra, không có thuốc chữa trị đặc hiệu, chỉ có thể chữa “khỏi bệnh” qua triệu chứng lâm sàng. Vì vậy nếu công tác tuyên truyền không tốt người chăn nuôi sẽ hiểu rằng bệnh lở mồm long móng (LMLM) dễ chữa nên không  chú trọng tiêm phòng.

Những con trâu, bò sinh ra sau khi chữa khỏi, nếu tiếp tục để làm giống sẽ tiếp tục truyền bệnh cho con ngay trong bào thai, về lâu dài làm suy thoái giống, đồng thời sức đề kháng giảm, dễ mắc một số bệnh khác như: xảy thai, đẻ non, sót nhau…gây thiệt hại kinh tế không nhỏ cho gia đình.

Những nơi đã xảy ra dịch chỉ tiến hành tiêm phòng khi tính từ con cuối cùng bị bệnh sau 21 ngày tiếp theo không bị nhiễm thêm con nào nữa.

Những vùng có nguy cơ lây nhiễm cao cần khẩn trương tiêm phòng tránh để dịch lây lan.

Với tinh thần trách nhiệm cao, đồng thời được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Tỉnh cũng như lãnh đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chi cục Thú y đã phối hợp chặt chẽ với các Ban ngành từ huyện đến xã của huyện Chợ Đồn, chỉ trong vòng một tháng đã khống chế được bệnh lở mồm long móng (LMLM) tại xã Xuân Lạc huyện Chợ Đồn và không để dịch bệnh lây lan sang các xã lân cận.

Tuy nhiên để làm tốt công tác chống dịch về lâu về dài thì hoạt động truyền thông phải được quan tâm và duy tri đều đặn, mỗi người dân phải là một thú y viên của gia đình, chỉ có người dân thực sự đóng góp vai trò chính trong việc chống dịch có hiệu quả./.

CCTY