Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng bằng cây Mỡ (tên khoa học là Manglietia conifera)

( Cập nhật lúc: 09/02/2022  )

Cây mỡ (tên khoa học là Manglietia conifera) ưa đất ẩm, khả năng chịu hạn kém. Trồng được 5-6 năm bắt đầu ra hoa kết quả. Mỡ là loài cây lá rộng thường xanh, thường sống với các loài giổi, giẻ, trâm, ngát, gội. 

 Vườn ươm cây giống ở xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn

Cây mỡ chủ yếu dùng phủ xanh đất trống, phục hồi rừng, lấy gỗ phục vụ sản xuất công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp. Gỗ mỡ trắng hoặc vàng nhạt, mềm nhẹ, tỷ trọng ở độ ẩm 15% là 0,480. Dăm mịn, thịt đều, ít co rút, nứt nẻ, ít bị mối mọt và mục. Chịu được mưa nắng, dễ cưa xẻ, bào trơn, tiện, chạm trổ, bắt sơn, đóng đinh. Là loại gỗ tốt được nhân dân ưa chuộng. Thường gỗ mỡ được dùng vào nhiều công việc: Làm cột, kèo nhà, làm đồ mộc, bàn ghế gường, tủ, công nghệ dán lạng, bút chì. Gỗ lõi cây Mỡ lâu năm rất quý, được gọi là Gỗ Vàng Tâm, đường kính hơn 1 mét. Gỗ Vàng Tâm nhẹ và bên nên hay làm cung đình, nhà thờ, nhà chùa, hoành thiên, câu đối, tượng Phật, và ngày nay làm hộp khảm trai, sơn mài, và làm tranh sơn mài.

I. Điều kiện khí hậu đất đai

1. Về khí hậu: 

Vùng trồng Mỡ phải đạt các điều kiện: Nhiệt độ trung bình năm từ 220 C đến d­­ưới 240 C; l­­ượng mư­­a trong năm trên 1.600 mm.

2. Về đất đai:

Đất rừng kiệt, rừng mới khai thác trắng, rừng nứa, rừng nứa xen cây bụi, phong hoá trên phiến thạch sét, phiến thạch mi ca, phún suất chua, sa phấn thạch, lượng mùn từ trung bình trở lên (trên 2%); tầng đất sâu từ 60 cm trở lên, xốp ẩm (không trồng Mỡ trên đất có thực bì: Cỏ tranh, đồi trọc, đất có cây bụi thấp, nứa tép mọc cằn cỗi).

II. Kỹ thuật trồng rừng

1. Mật độ trồng: Mật độ trồng 2.500 cây/ha (cây cách cây 2m, hàng cách hàng 2m).

2. Thời vụ trồng: Trồng vụ Xuân- Hè: Từ tháng 2 đến tháng 6, trồng vào những ngày mư­­a kéo dài trời râm mát, đất đủ ẩm, không có gió to.

3. Nguồn giống, tiêu chuẩn cây giống:

- Nguồn giống: Hạt giống Mỡ đem gieo ươm, phải được lấy từ các nguồn giống là rừng chuyển hoá hoặc từ các cây mẹ  được công nhận

- Tiêu chuẩn cây con đem trồng rừng: Cây giống đ­­ược ­­­ươm trong bầu Polyetylen có kích thư­­ớc: Chiều cao (H) = 11 cm, đường kính (D) = 5 cm; nuôi trong v­­­ườn ư­­­ơm từ 4  tháng đến  6 tháng; chiều cao cây từ 30 cm đến  50 cm, đường kính gốc 3mm đến 5mm, có từ  5 lá -  6 lá, khoẻ mạnh, không bị cụt ngọn, sâu bệnh.

4. Xử lý thực bì: Phát trắng, dọn sạch thực bì trên toàn bộ diện tích (dọn thực bì xếp theo đường đồng mức) trư­­ớc khi cuốc hố.

5. Làm đất: Làm đất cục bộ bằng ph­­ương pháp cuốc hố; hố cuốc có kích th­­ước: Rộng 30cm, dài 30cm, sâu 30cm; bố trí hố cuốc giữa các hàng theo kiểu nanh sấu.Lấp hố: Phải lấp đất trư­­ớc khi trồng  từ 8 ngày đến 10 ngày. Khi lấp hố gạt lớp đất mặt nhiều mùn đã đập nhỏ, nhặt hết rễ cây, đá lẫn lấp đầy miệng hố theo hình mâm xôi (lấp đất cao hơn miệng hố 2 cm đến 3 cm) .

6. Kỹ thuật trồng cây: Moi một lỗ ở giữa hố sâu 15cm, rộng đủ đặt vừa bầu cây, xé bỏ vỏ bầu, đặt cây thẳng đứng giữa hố, mặt trên của bầu thấp hơn mặt hố từ 1,5 cm đến 2cm; lấp đất tơi nhỏ (loại bỏ đá, cỏ dại) cao đến 2/3 bầu, nén chặt xung quanh bầu (tránh làm vỡ bầu); tiếp tục lấp đất tới đường kính cổ rễ, lấp đất cao hơn mặt bầu từ 1,5cm đến 2 cm cho kín cổ rễ.

III. Chăm sóc rừng (Thực hiện 8 lần, trong 4 năm).

1. Năm thứ nhất: Chăm sóc 2 lần,

- Chăm sóc lần1: Sau khi trồng đư­­ợc 1tháng đến 1,5 tháng, nội dung chăm sóc:

+ Phát sạch cỏ, dây leo cây bụi lấn át cây trồng trên toàn bộ diện tích.

+ Dẫy cỏ, xới vun xung quanh gốc cây trồng đ­­ường kính rộng 0,8m.

+ Trồng dặm lại những cây bị chết; gỡ dây leo cuốn cây, chống lại cây bị đổ, đất vùi.

- Chăm sóc lần 2: Vào tháng 8 đến tháng 9, nội dung chăm sóc:

+ Phát sạch cỏ, dây leo cây bụi lấn át cây trồng trên toàn bộ diện tích .

2. Năm thứ hai: Chăm sóc 3 lần,

- Chăm sóc lần 1: Vào tháng 3 đến tháng 4, nội dung chăm sóc:

+ Phát sạch cỏ, dây leo cây bụi lấn át cây trồng trên toàn bộ diện tích .

+ Dẫy cỏ, xới vun xung quanh gốc cây trồng đ­­ường kính rộng 0,8m.

- Chăm sóc lần 2: Vào tháng 6 đến tháng 7, nội dung chăm sóc:

+ Phát sạch cỏ, dây leo cây bụi lấn át cây trồng trên toàn bộ diện tích .

- Chăm sóc lần 3: Vào tháng 8 đến tháng 9, nội dung chăm sóc:

+ Phát sạch cỏ, dây leo cây bụi lấn át cây trồng trên toàn bộ diện tích .

3. Năm thứ ba: Chăm sóc 2 lần

- Chăm sóc lần 1: Vào tháng 5  đến tháng 6, nội dung chăm sóc:

+ Phát sạch cỏ, dây leo cây bụi lấn át cây trồng trên toàn bộ diện tích.

- Chăm sóc lần 2: Vào tháng 8 đến tháng 9, nội dung chăm sóc:

+ Phát sạch cỏ, dây leo cây bụi lấn át cây trồng trên toàn bộ diện tích.

4. Năm thứ tư: Chăm sóc 1 lầnVào tháng 4 đến tháng 5, nội dung chăm sóc: Phát sạch cỏ, dây leo cây bụi lấn át cây trồng trên toàn bộ diện tích.

IV. Tỉa thưa rừng

1. Điều kiện rừng Mỡ đ­ưa vào tỉa thưa:

1.1. Rừng Mỡ kinh doanh gỗ giấy: Tỉa th­ưa 2 lần:

Lần 1: Khi rừng ở tuổi 4 đến 5 tuổi, độ tàn che của rừng từ  0,7 trở lên, mật độ rừng để lại sau khi tỉa th­ưa 1.250 cây/ha.

Lần 2: Khi rừng ở tuổi 8 đến 9 tuổi, độ tàn che của rừng từ  0,7 trở lên, mật độ rừng để lại sau khi tỉa th­ưa 838 cây/ha.

1.2. Rừng Mỡ kinh doanh gỗ lớn: Tỉa th­ưa 3 lần:

Lần 1: Khi rừng ở tuổi 4 đến 5 tuổi, độ tàn che của rừng từ  0,7 trở lên, mật độ rừng để lại sau khi tỉa th­ưa 1.250 cây/ha.

Lần 2: Khi rừng ở tuổi 8 đến 9 tuổi, độ tàn che của rừng từ  0,7 trở lên, mật độ rừng để lại sau khi tỉa th­ưa 625 cây/ha.

Lần 3: Khi rừng ở tuổi 13 đến 15 tuổi, độ tàn che của rừng từ 0,7 trở lên, mật độ rừng để lại sau khi tỉa th­ưa 400 cây/ha.

2. Mùa tỉa thưa: 

Mùa tỉa thưa tốt nhất vào mùa khô hanh. Nhưng tuỳ điều kiện rừng, hoàn cảnh khí hậu, địa hình và đặc điểm tổ chức sản xuất mà mùa tỉa thưa được mở rộng sang các tháng khác, trừ tháng mưa nhiều.

V. Bảo vệ rừng

Áp dụng có hiệu quả các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng (không để người, gia súc phá hại), làm đường ranh cản lửa, làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại./.

Vũ Đức Toàn