Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Kĩ thuật thâm canh lúa tổng hợp (SRI)

( Cập nhật lúc: 04/02/2010  )

SRI là tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng vào sản xuất lúa ở một số xã của tỉnh Bắc Kạn như xã Xuất Hoá - thị xã Bắc Kạn, xã Nguyên Phúc- huyện Bạch Thông… cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao; tiết kiệm giống, phân bón, nước tưới; giảm sâu bệnh. Xin giới thiệu cùng cô bác nông dân các biện pháp kỹ thuật SRI:

1- Kỹ thuật làm mạ, tuổi mạ khi cấy:

Lượng hạt giống cần gieo để cấy cho 1.000m2: 1-2kg

Trước khi ngâm ủ cần phơi lại hạt dưới nắng nhẹ từ 2-3 giờ

Ngâm hạt: vụ xuân 20-24giờ, vụ mùa 12-16 giờ

Trong thời gian ngâm hạt cần thay nước 2-3 lần, sau đó đãi sạch chua rồi ủ

Ủ: khi tỷ lệ nẩy mầm đạt 80 -85%, mầm dài khoảng  1/2  hạt thóc thì đem gieo

Mật độ gieo: 1 kg thóc giống gieo trên 15 -20m2 đất mạ.

Gieo mạ thưa để cây mạ to khoẻ, có thể gieo trên khay, hoặc nền đất cứng

Tuổi mạ khi cấy: mạ gieo được koảng 8 ngày (vụ mùa) và khoảng 14 ngày (vụ xuân) khi cây mạ được 2 -3 lá thì dùng xẻng xúc nhẹ đem đi cấy trong ngày

2- Kỹ thuật cấy:

Cấy nông tay 1-2 dảnh/khóm, vuông mắt sàng

Mật độ cấy đối với giống ngắn ngày: 18cm x18cm

Giống Bao thai và các giống tương tự 20 cm x20cm

3- Kỹ thuật sử dụng phân bón:

Lượng phân bón cho 1.000m2

Phân chuồng hoai mục: 800 – 1.000kg

Phân lân supe: 40 – 50kg

Phân đạm u rê: 15 – 18kg

Phân ka li: 10 – 12kg

 

Phương pháp bón

Thời gian bón

Loại phân

Lượng phân bón

Bón lót

Trước khi bừa cấy lần cuối

Phân chuồng hoại mục

800- 1.000kg

Phân lân

40-50kg

Bón thúc đẻ nhánh

Sau cấy 7 -12 ngày đối với vụ xuân

Phân đạm u rê

10 -12kg

Sau cấy 5-7 ngày đối với vụ mùa

Phân ka li

3 -4kg

Bón đón đòng

Có khối sơ khởi: là lúc 10% số dảnh cái có thắt eo đầu lá

Phân đạm u rê

Theo màu lá

 

 

Phân ka li

7 -8kg

 

Bón đón đòng: khoảng 40 - 45 ngày sau cấy (khi có 10% dảnh cái thắt eo ở đầu lá) bắt đầu so màu lá lúa bằng bảng so màu lá lúa.

Nếu chỉ số màu trung bình từ 3-3,5 (lúa thuần) và 3,5 -4 (lúa lai) thì tiến hành bón đạm; lượng đạm bón (30% số đạm còn lại, hoặc ít hơn hoặc tăng thêm) do gia đình quyết định tuỳ thuộc vào cây lúa, thời tiết…

4- Điều tiết nước:

(Áp dụng cho vùng chủ động nước tưới tiêu)

Thiết kế ruộng ở chế độ tự thoát nước để sau mỗi khi mưa ruộng sẽ tự rút hết nước.

Khi bón phân phải giữ nước trong ruộng (3-4cm)

Sau khi bón thúc đẻ nhánh 6-7 ngày, rút cạn nước trong ruộng (khoảng 10 ngày) để mặt ruộng khô nẻ chân chim. Sau đó cho nước vào ruộng và giữ mức nước 3 – 4 cm trong khoảng 7 ngày lại tiếp tục rút cạn nước.

Đến giai đoạn khối sơ khởi là lúc 10% số dảnh cái có thắt eo đầu lá (bón đón đòng) thì cho nước vào ruộng và giữ ở mức 3-4 cm đến khi chắc xanh- đỏ đuôi

Khi lúa chắc xanh- đỏ đuôi: tháo cạn nước trong ruộng để khô cho đến khi gặt.

5- Quản lý sâu bệnh hại: theo phương pháp IPM

Đối với sâu hại:

Chỉ phun thuốc trừ sâu khi mật độ sâu cao đến mức có khả năng gây tổn hại đến năng suất lúa.

Sâu cuốn lá nhỏ:

Giai đoạn đẻ nhánh: 1m2 có trên 3 ổ trứng

Đối với bệnh hại:

Bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn

Cần phòng bệnh là chính: khi điều kiện thời tiết thích hợp cho bệnh phát triển nhất thiết phải dùng các loại thuốc có hiệu lực cao để phòng trừ khi lúa chớm bị bệnh

Đối với các bệnh khô vằn:

Đếm 10 dảnh, nếu có trên 1 dảnh bị bệnh ở giai đoạn đòng thì tiến hành phun thuốc

6- Quản lý cỏ dại:

Cần tiến hành phòng trừ cỏ dại ít nhất 3 lần

Lần 1 sau cấy 10-12 ngày

Lần 2 sau cấy 25 -27 ngày

Lần 3 cấy 40- 42 ngày: nhổ lồng vực, phát cỏ bờ

Có thể làm cỏ bằng tay, cào cỏ hoặc sử dụng thuốc trừ cỏ thích hợp tuỳ theo điều kiện sản xuất của địa phương./.

                                                                                                                              

 

Nguyễn Bá Quân - Chi cục bảo vệ thực vật Bắc Kạn.
Sign In