Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt phương án giao khoán, quản lý bảo vệ rừng đặc dụng năm 2014 khu Bảo tồn Thiên nhiên Kim Hỷ
( Cập nhật lúc:
29/09/2014
)
Mặc dù hiện nay việc khai thác rừng trái phép đã giảm hẳn so với những năm trước đây, bởi phần lớn nhân dân địa phương đã ý thức được về tác hại của việc phá hoại rừng nhưng đời sống của nhân dân sống trong và xung quanh Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó việc khai thác, vận chuyển gỗ quý hiếm trái phép và khai thác vàng trái phép đem lại lợi nhuận cao nên đã khiến một bộ phận nhân dân ở trong và ngoài địa phương vẫn lén lút khai thác.
Mặc dù hiện nay việc khai thác rừng trái phép đã giảm hẳn so với những năm trước đây, bởi phần lớn nhân dân địa phương đã ý thức được về tác hại của việc phá hoại rừng nhưng đời sống của nhân dân sống trong và xung quanh Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó việc khai thác, vận chuyển gỗ quý hiếm trái phép và khai thác vàng trái phép đem lại lợi nhuận cao nên đã khiến một bộ phận nhân dân ở trong và ngoài địa phương vẫn lén lút khai thác.
Trước tình hình trên, nhằm mục đích bảo vệ được các loại động vật, thực vật hoang dã có trong khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, đặc biệt là các loại động vật, thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng; bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản, bảo tồn đa dạng sinh học, lập lại an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn khu bảo tồn; đồng thời khuyến khích người dân sở tại tham gia vào công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý bảo vệ rừng, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân góp phần xóa đói giảm nghèo; tổ chức ngăn chặn và xử lý kịp thời mọi hành vi phạm về khai thác lâm sản, khoáng sản trái phép trong khu Bảo tồn Thiên nhiên Kim Hỷ Sở Nông nghiệp và PTNT đã phê duyệt Phương án giao khoán, quản lý bảo vệ rừng đặc dụng năm 2014 Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kim Hỷ.
Cơ sở để thực hiện Phương án là phải căn cứ vào diện tích và tình hình thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng của Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ mà xác định các hạng mục ưu tiên hỗ trợ trong năm 2014, cụ thể như hợp đồng khoán bảo vệ rừng đối với cộng đồng dân cư vùng đệm; hỗ trợ đào tạo, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ lâm nghiệp xã, cộng đồng về quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên; hỗ trợ các lực lượng tham gia truy quét bảo vệ rừng; mua sắm trang thiết bị và sửa chữa biển tuyên truyền phục vụ quản lý bảo vệ rừng.
Với tổng diện tích vùng lõi Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ là 15.715ha, 7 tháng đầu năm 2014 đã thực hiện gia hạn hợp đồng cho 25 đối tượng nhận khoán với tổng diện tích 8.488,87ha, định mức nhận khoán 100.000đ/ha/năm; căn cứ vào tình hình thực tế những diện tích rừng còn giàu tài nguyên nằm ở những khu vực tiếp giáp, gần cộng đồng dân cư và có nguy cơ xâm hại cao từ cộng đồng, 5 tháng cuối năm năm 2014 cần đưa vào giao khoán 9.200ha, giao cho 33 đối tượng nhận khoán gồm cộng đồng thôn bản, nhóm hộ với định mức giao khoán 150.000đồng/ha/năm;
Ngoài ra còn thực hiện việc mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng với kinh phí 124.200.000đồng; hỗ trợ đào tạo, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ lâm nghiệp xã, cộng đồng về quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên; hỗ trợ các lực lượng tham gia truy quét bảo vệ rừng; tuyên truyền phục vụ quản lý bảo vệ rừng với tổng kinh phí 252.276.000đồng; ngoài ra Ban quản lý còn được hỗ trợ kinh phí nghiệm thu 16.880.000đồng và chi phí khác như xác định diện tích, ranh giới cho các cộng đồng dân cư; chi họp tổng kết cuối năm, chi khen thưởng cho cộng đồng nhận khoán có thành tích trong công tác quản lý bảo vệ rừng; hỗ trợ tiền công cho cán bộ lâm nghiệp xã; kinh phí kiểm tra; chi phí in bản đồ, phô tô tài liệu…với tổng kinh phí 107.962.000đồng.
Để thực hiện tốt Phương án quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng Kiểm lâm khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Kỷ với chính quyền địa phương, các cơ quan để tuyên truyền, vận động nhân dân không tham gia khai thác trái phép lâm sản, khoáng sản trái phép, tích cực tham gia nhận khoán bảo vệ rừng; đảm bảo bình đẳng đối với mọi thành phần tham gia nhận khoán bảo vệ rừng, giảm thiểu mâu thuẫn có thể nảy sinh; đồng thời phải rà soát toàn bộ diện tích rừng hiện có của khu bảo tồn, xem xét những khu vực có nhiều rừng và đang có nguy cơ bị xâm hại cao để giao cho cộng đồng, nhóm hộ nơi gần nhất nhận khoán bảo vệ; xây dựng thiết lập lại hồ sơ giao khoán cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay; định kỳ thực hiện phối hợp với chính quyền xã, các ngành liên quan tổ chưc kiểm tra, giám sát, nghiệm thu thanh quyết toán kinh phí cho những đối tượng nhận khoán bảo vệ rừng theo đúng quy định./.