Hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực quy định về phát triển ngành nghề nông thôn
( Cập nhật lúc:
02/12/2022
)
Triển khai thực hiện công tác pháp điển, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì thực hiện pháp điển đề mục Phát triển ngành nghề nông thôn (Đề mục số 9 thuộc Chủ đề số 24). Đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện pháp điển xong đề mục Phát triển ngành nghề nông thôn và đã được thẩm định thông qua theo quy định. Đề mục Phát triển ngành nghề nông thôn có cấu trúc gồm 08 chương (theo cấu trúc của Nghị định 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ Về phát triển ngành nghề nông thôn) với 116 Điều.
Theo đó, đề mục Phát triển ngành nghề nông thôn được pháp điển bởi các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực của 12 văn bản gồm: Nghị định 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ Về phát triển ngành nghề nông thôn; Nghị quyết 03/2000/NQ-CP của Chính phủ Về kinh tế trang trại; Nghị định 57/2018/NĐ-CP của Chính phủ Về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Quyết định 26/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Quyết định 11/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Về chính sách khuyến khích phát triển ngành mây tre; Quyết định 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; Thông tư 61/2000/TT-BNNPTNT/KH Hướng dẫn lập quy hoạch phát triển kinh tế trang trại; Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại; Thông tư 08/2014/TT-BNNPTTN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; Thông tư 02/2016/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung Danh mục chủng loại máy, thiết bị được hưởng chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 08/2014/TT-BNNPTNT ngày 20/3/2014 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Thông tư 13/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Hướng dẫn việc cho vay theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTG ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 11/2011/QĐ-TTg ngày 18 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển ngành mây tre; Thông tư 89/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính Hướng dẫn hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất do thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
Các nội dung cơ bản trong mỗi Chương của đề mục “Phát triển ngành nghề nông thôn” như sau:
- Chương I gồm 15 điều quy định về các vấn đề chung như: Phạm vi điều chỉnh; Đối tượng áp dụng; Giải thích từ ngữ; Các hoạt động ngành nghề nông thôn.
- Chương II gồm 02 điều quy định về công nhận nghề truyền thống, làng nghề truyền thống như: Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống; Công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.
- Chương III gồm 31 điều quy định về quản lý và phát triển ngành nghề nông thôn như: Mặt bằng sản xuất; Về đất đai; Về đầu tư, tín dụng; Về đầu tư và tín dụng; Nguồn vốn thực hiện; Hướng dẫn về nội dung và định mức chi; Lập,giao dự toán, phân bổ, quản lý và quyết toán nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp; Xúc tiến thương mại; Về thị trường tiêu thụ sản phẩm; Khoa học công nghệ; Về khoa học công nghệ; Đào tạo nhân lực; Về lao động và đào tạo; Hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn; Mục tiêu; Định hướng phát triển vùng nguyên liệu; Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu; Xây dựng và phê duyệt quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu; Định hướng phát triển các cơ sở sản xuất hàng mây tre; Quy hoạch các cơ sở sản xuất hàng mây tre; Quy hoạch các làng nghề sản xuất hàng mây tre; Xây dựng và phê duyệt quy hoạch phát triển các cơ sở sản xuất hàng mây tre; Khai thác nguyên liệu mây, tre và hưởng lợi; Về thuế; Trách nhiệm của các Bộ, ngành; Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Kế hoạch phát triển ngành mây tre cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); Kế hoạch phát triển ngành mây tre cấp huyện; Kế hoạch phát triển ngành mây tre cấp xã; Nguyên tắc thực hiện; Trách nhiệm của các Bộ; Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Chương IV gồm 02 điều quy định quản lý và phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống như: Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề; Hỗ trợ phát triển làng nghề.
- Chương V gồm 19 điều quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn như: Nguyên tắc áp dụng ưu đãi và hỗ trợ đầu tư; Miễn, giảm tiền sử dụng đất; Miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước; Hỗ trợ tập trung đất đai; Tiếp cận, hỗ trợ tín dụng; Hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường; Hỗ trợ đầu tư cơ sở: Bảo quản, chế biến nông sản; giết mổ gia súc, gia cầm; chế tạo thiết bị, linh kiện, máy nông nghiệp; sản xuất sản phẩm phụ trợ; Hỗ trợ đầu tư cơ sở chăn nuôi bò sữa, bò thịt; Hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công và đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; Nguồn vốn hỗ trợ; Cơ chế hỗ trợ sau đầu tư; Trình tự thủ tục đầu tư; Hồ sơ và thủ tục nhận hỗ trợ; Trách nhiệm của bộ, ngành trung ương; Trách nhiệm của địa phương.
- Chương VI gồm 17 điều quy định về kinh tế trang trại như: Đánh giá tình hình; Quan điểm và chính sách phát triển kinh tế trang trại; Phân loại trang trại; Quyền lợi và nghĩa vụ của chủ trang trại; Tiêu chí xác định kinh tế trang trại; Thay đổi tiêu chí xác định kinh tế trang trại; Thẩm quyền cấp, cấp đổi, cấp lại và thu hồi Giấy chứng nhận kinh tế trang trại; Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại; Hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận kinh tế trang trại; Trình tự cấp, cấp đổi Giấy chứng nhận kinh tế trang trại; Cấp lại Giấy chứng nhận kinh tế trang trại; Thu hồi Giấy chứng nhận kinh tế trang trại; Tổ chức thực hiện; Mục đích, yêu cầu; Nội dung qui hoạch phát triển trang trại.
- Chương VII gồm 01 điều quy định về quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Chương VIII gồm 29 điều quy định về tổ chức thực hiện như: Thẩm quyền và trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, ác tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp ; Điều khoản thi hành; Điều khoản chuyển tiếp và hiệu lực thi hành.
Như vậy, thông qua việc pháp điển đề mục Phát triển ngành nghề nông thôn đã xác định được toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về phát triển ngành nghề nông thôn đang còn hiệu lực được thống kê, tập hợp, sắp xếp giúp các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm kiếm, tra cứu cũng như bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật. Ngoài ra, một số quy định liên quan đến phát triển ngành nghề nông thôn được pháp điển vào đề mục khác thì cũng được chỉ dẫn có liên quan đến nhau./.