Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng phương án phòng, chống dịch tai xanh lợn (PRRS) trên địa bàn tỉnh năm 2016

( Cập nhật lúc: 07/06/2016  )

Hiện nay trên cả nước vẫn có ổ dịch bệnh tai xanh lợn mới phát sinh làm cho số lợn mắc bệnh là gần 200 con chưa qua 21 ngày. Nhằm chủ động trong công tác phòng, chống dịch tai xanh lợn, ngăn chặn nguồn dịch bệnh từ các tỉnh ngoài xâm nhập vào địa bàn, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Kạn xây dựng phương án phòng, chống dịch tai xanh lợn (PRRS), trên địa bàn tỉnh năm 2016, với các nội dung sau:

Về công tác phòng dịch, tăng c­­ường công tác thông tin tuyên truyền, tập huấn cung cấp cho nhân dân hiểu biết về bệnh tai xanh lợn nhằm chủ động trong công tác phòng chống dịch. Nâng cao ý thức cộng đồng vận động nhân dân tham gia tích cực các biện phòng chống dịch trong hoạt động chăn nuôi, vận chuyển, buôn bán, giết mổ tiêu thụ gia súc; các huyện, thành phố tăng cư­­­ờng công tác theo dõi giám sát đàn gia súc trên địa bàn, khuyến cáo ng­­ười chăn nuôi tăng cư­­­ờng chăm sóc nuôi dưỡng đàn vật nuôi để tăng sức đề kháng, mua con giống phải rõ nguồn gốc; phát hiện sớm các ổ dịch mới xảy ra; trường hợp có gia súc, gia cầm ốm, chết do bệnh hoặc nghi mắc bệnh hộ chăn nuôi phải báo cáo ngay cho tr­­­ưởng thôn, cán bộ thú y cơ sở hoặc chính quyền địa phương, đồng thời triển khai ngay các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.

Về công tác vệ sinh phòng bệnh, thực hiện tốt công tác vệ sinh tiêu độc, khử trùng chuồng trại, môi trư­­ờng chăn nuôi, phương tiện vận chuyển... Định kỳ phun thuốc khử trùng tiêu độc 3 tháng 01 lần để diệt mầm bệnh ngoài môi trường; mua con giống về nuôi phải đảm bảo khoẻ mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, đã được tiêm phòng các loại vắc xin theo quy định, trước khi nhập đàn phải nuôi cách ly 21 ngày; thức ăn, nước uống phải đảm bảo sạch, hợp vệ sinh và không nhiễm bệnh.

Đối với công tác kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ, cần nghiêm túc thực hiện cấp phép kiểm dịch tại các huyện, thành phố; tất cả động vật cảm nhiễm khi đưa ra khỏi tỉnh thì phải tiêm phòng hoặc đã được tiêm phòng còn thời gian miễn dịch; tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát, vận chuyển tại Trạm kiểm dịch động vật và công tác kiểm soát giết mổ tại các chợ; kiên quyết xử lý các trường hợp vận chuyển gia súc, gia cầm mắc bệnh hoặc không có giấy chứng nhận kiểm dịch hợp lệ; thường xuyên, duy trì hoạt động của tổ công tác liên ngành ở các huyện, thành phố để kiểm tra, giám sát việc buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc ở các chợ nhằm phát hiện sớm và có biện pháp ngăn chặn, khống chế kịp thời không để dịch lây lan.

Về công tác chống dịch bệnh tai xanh lợn, việc công bố dịch phải thực hiện theo điều 17 của Pháp lệnh thú y năm 2004; thực hiện xác minh, chẩn đoán bệnh khi nhận được thông báo trong phạm vi 01 ngày, Trạm thú y huyện, thành phố phải cử cán bộ xuống nơi có gia súc nghi mắc bệnh để xác minh và lấy mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm.

Khẩn trương khoanh vùng dịch, xã có dịch đư­­ợc xác định là vùng có dịch; xã tiếp giáp với xã có dịch đ­­­ược xác định là vùng bị dịch uy hiếp; lập các trạm, chốt kiểm dịch tạm thời ở các trục giao thông chính xung quanh vùng dịch và vùng bị dịch uy hiếp nhằm kiếm soát việc vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn ra ngoài vùng dịch; vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại, môi tr­­­­ường chăn nuôi như đối với thôn có dịch phun 1-2 ngày/lần; các thôn giáp ranh với thôn có dịch phun 3 ngày/lần; các thôn khác trong xã có dịch và các xã thuộc vùng khống chế, vùng đệm phun 1 tuần/lần; lập danh sách thống kê các hộ chăn nuôi và các hộ có lợn bệnh để theo dõi. trong vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp; tổ chức tiêm phòng vắc xin tai xanh cho đàn lợn để bao vây ổ dịch kết hợp với tiêm một số vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm như dịch tả, tụ huyết trùng, lép tô...; hỗ trợ cho ngư­­ời chăn nuôi có lợn bị tiêu huỷ theo quy định.

Còn việc xử lý đàn lợn bị bệnh, lợn chết cần lưu ý, đối với ổ dịch còn ở diện hẹp tiến hành tiêu huỷ ngay số lợn mắc bệnh, không chờ kết quả xét nghiệm, không chữa trị đồng thời cách ly triệt để lợn chưa bệnh để theo dõi; đối với ổ dịch đã lây lan ra diện rộng phải cách ly và chăm sóc nuôi dưỡng những lợn bệnh nhẹ. Tiêu hủy số lợn mắc bệnh nặng, lợn chết và lợn đã qua điều trị từ 7-10 ngày nhưng không có khả năng phục hồi.

Thực hiện công bố hết dịch và chăn nuôi trở lại đối với địa ph­­ương đã có dịch xảy ra theo điều 21 của Pháp lệnh thú y năm 2004. Điều kiện chăn nuôi trở lại đối với các hộ chăn nuôi đã có dịch phải để trống chuồng thời gian tối thiểu 21 ngày và phun thuốc tiêu độc khử trùng; lợn đ­­ưa vào nuôi trở lại phải biết rõ nguồn gốc, đư­­­ợc tiêm vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm theo quy định.

Nguồn kinh phí thực hiện phòng dịch do ngân sách tỉnh đảm bảo như mua vắc xin, thuốc sát trùng. Còn kinh phí chống dịch, đối với cấp tỉnh Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ tình hình dịch bệnh thực tế báo cáo UBND tỉnh cấp kinh phí thực hiện công tác chống dịch; đối với cấp huyện sử dụng ngân sách dự phòng của địa phương.

Như vậy việc thực hiện triệt để có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch tai xanh trên đàn lợn góp phần giảm thiểu sự phát sinh và lây lan của dịch bệnh, giảm thiệt hại về kinh tế và môi tr­­­ường sinh thái do dịch bệnh gây ra, đẩy mạnh sản xuất chăn nuôi, đảm bảo nguồn cung ứng thực phẩm và bình ổn giá thị trường./.

Hồng Thắng