Hiện nay, toàn tỉnh có trên 343.500 ha rừng. Hệ sinh thái rừng của Bắc Kạn có hệ sinh thái rừng đa dạng về cả loài và tầng thứ, có lớp thảm mục dày, các khu rừng trồng tập trung chủ yếu là rừng thuần loài, hầu hết là các loại cây dễ cháy như cây thông, keo… và gần như không được xây dựng đường băng cản lửa. Trong khi đó bao quanh là nương, rẫy, các bãi chăn thả và rừng tái sinh luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy cao; diện tích vùng trọng điểm cháy lớn, địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh, giao thông đi lại khó khăn, trong khi lực lượng kiểm lâm còn mỏng; dụng cụ, trang thiết bị để phục vụ cho phòng cháy, chữa cháy còn thô sơ, chủ yếu là dao phát. Trước tình hình trên, ngay từ đầu mùa khô năm 2013 - 2014 Ban Chỉ đạo về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh đã chỉ đạo cơ quan thường trực (Chi cục Kiểm lâm) tham mưu, củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo cấp tỉnh với 13 thành viên; Ban chỉ đạo cấp huyện với 110 thành viên; Ban chỉ huy cấp xã, phường, thị trấn và chủ rừng với 1.885 thành viên; thành lập được 11.390 tổ, đội phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) tại các thôn, bản và chủ rừng với 7.186 thành viên tham gia; xây dựng phương án, kế hoạch PCCCR sát với tình hình thực tế và luôn duy trì các lực lượng sẵn sàng tổ chức chữa cháy tại chỗ khi có cháy rừng xảy ra.
Công tác tuyên truyền được quan tâm chỉ đạo thực hiện đạt kết quả tốt. Kết quả, mùa khô năm 2013 - 2014 đã thực hiện 537 cuộc tuyên truyền thông qua các cuộc họp thôn với 13.673 lượt người tham gia; duy trì thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp với Đài PT-TH tỉnh và Báo Bắc Kạn tổ chức phát sóng, đăng tin, bài, ảnh về các hoạt động, động trong công tác quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) và PCCCR trên địa bàn đảm bảo mức độ phát sóng, đăng tin mỗi tháng một chuyên mục và 03 tin bài để phản ánh đưa tin về công tác QLBVR và PCCCR trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; đầu tư sửa chữa 10 biển tuyên truyền và 10 biển cấp dự báo cháy rừng nhằm kịp thời tuyên truyền cảnh báo và cấp độ cảnh báo cháy rừng để người dân và chủ rừng được biết, từ đó sẵn sàng có phương án PCCCR khi cấp độ cảnh báo cháy rừng ở cấp IV, cấp V (cấp nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm).
|
Cán bộ kiểm lâm địa bàn huyện Ngân Sơn hướng dẫn và
giám sát thực hiện đốt xử lý thực bì
|
Công tác trực và thường xuyên kiểm tra PCCCR luôn được duy trì 24/24 giờ từ Ban chỉ đạo cấp tỉnh đến Ban chỉ đạo cấp huyện, Ban chỉ huy cấp xã. Lực lượng kiểm lâm đảm bảo 100% quân số trong những ngày thường và 50% quân số trong các ngày nghỉ, ngày lễ, tết. Khi tình hình thời tiết khô hanh kéo dài, cấp dự báo cháy rừng ở cấp IV và cấp V, Ban chỉ đạo đôn đốc, chỉ đạo lực lượng kiểm lâm từ tỉnh đến huyện và Kiểm lâm địa bàn chủ động theo dõi, phối hợp cùng chính quyền địa phương tăng cường công tác kiểm tra, tuần tra trên diện tích các khu vực có rừng trên địa bàn đặc biệt là các vùng trọng điểm cháy. Kịp thời cảnh báo với người dân địa phương, chủ rừng biết khả năng và nguy cơ xảy ra cháy, nghiêm cấm mọi hành vi mang lửa vào rừng. Đồng thời, sẵn sàng tham gia và huy động lực lượng để chữa cháy khi có cháy xảy ra.
Về công tác chữa cháy rừng và xử lý sau vụ cháy, mặc dù công tác PCCCR mùa khô năm 2013 - 2014 luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp và các sở, ngành liên quan nhưng trên địa bàn tỉnh vẫn xảy ra 20 vụ cháy trên đất lâm nghiệp, với tổng diện tích bị cháy là 41,2 ha, trong đó cháy rừng 06 vụ, diện tích rừng bị cháy là 9,5ha; cháy lau, lách 14 vụ, diện tích cháy 31,7ha.
Do công tác tổ chức chữa cháy luôn được chủ động nên hầu hất các vụ cháy đều được lực lượng Kiểm lâm, chính quyền và nhân dân địa phương kịp thời phát hiện, tổ chức chữa cháy, vì thế đã hạn chế được thiệt hại đến mức thấp nhất do cháy gây ra.
Về công tác xử lý sau cháy, sau khi khống chế được và dập tắt hoàn toàn đám cháy lực lượng kiểm lâm đã phối hợp với cơ quan chức năng và chính quyền địa phương để tiến hành kiểm tra, điều tra nguyên nhân gây ra vụ cháy nhằm tìm ra đối tượng gây cháy để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Trước những kết quả đạt được về công tác PCCCR của mùa khô năm 2013 - 2014, Ban chỉ đạo về kế hoạch quản lý bảo vệ rừng tỉnh Bắc Kạn xây dựng nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp thực hiện PCCCR mùa khô năm 2014 - 2015 với một số nhiệm vụ trong tâm cụ thể: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kịp thời, đầy đủ các văn bản, chính sách của trung ương và địa phương về công tác PCCCR cho các tầng lớp nhân dân trên địa bàn biết và thực hiện; củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo về kế hoạch bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 cấp tỉnh, cấp huyện và Ban Chỉ huy về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và PCCCR cấp xã, phường, thị trấn; thành lập các tổ, đội PCCCR tại chỗ của các thôn, bản và các chủ rừng có diện tích rừng lớn; tập trung quản lý tốt các vùng trọng điểm cháy, chỉ đạo quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp PCCCR. Xác định phương châm phòng là chính, chữa cháy kịp thời nhằm chữa cháy hiệu quả, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra; xây dựng phương án để phòng ngừa cháy rừng; quản lý chặt các hộ canh tác nương rẫy và đót xử lý thực bì trồng rừng ở các khu vực liền kề với diện tích rừng và thảm thực vật dễ cháy lan vào rừng;
Duy trì và thực hiện nghiêm túc công tác trực PCCCR 24/24 giờ trong suốt các tháng mùa khô. Đặc biệt, lực lượng kiểm lâm phải thực hiện tốt công tác tham mưu, thông tin kịp thời cấp độ cảnh báo cháy rừng đến Ban chỉ đạo, Ban chỉ huy các cấp, phương tiện thông tin đại chúng và thông báo tới toàn thể nhân dân, chủ rừng biết để chủ động trong công tác PCCCR;
Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra PCCCR từ tỉnh đến xã và các tổ, đội nhận hợp đồng bảo vệ rừng trong các tháng mùa khô; tăng cường sự phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm, công an, quân đội, chính quyền các cấp, chủ rừng và các tổ, đội quần chúng;
Các cơ quan Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo bắc Kạn thường xuyên cập nhật thông tin nhằm liên tục phát sóng, đưa tin cảnh báo thường xuyên vào các thời kỳ cao điểm có nguy cơ cháy rừng để các tầng lớp nhân dân chủ động trong công tác PCCCR;
Tăng cường hiệu quả trong công tác điều tra, xử lý các đối tượng gây ra cháy rừng gây thiệt hại lớn về tài nguyên rừng và các chủ rừng không thực hiện dầy đủ các quy định, trách nhiệm về PCCCR trên diện tích đuwọc giao quản lý.
Về giải pháp thực hiện công tác PCCCR, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và vận động nhân dân tích cực tham gia vào công tác PCCCR; đổi mới nội dung hình thức tuyên truyền cho phù hợp với trình độ dân trí ở địa phương để nâng có hiệu quả công tác PCCCR; lực lượng Kiểm lâm thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và PCCCR trên đại bàn. Chủ động tham mưu, đề xuất xây dựng phương án chữa cháy rừng theo phương châm bốn tại chỗ: Lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ và chỉ huy tại chỗ;
Thông báo thường xuyên về dự báo cấp độ cháy rừng đến các địa phương, đơn vị, chủ rừng và người dân trên địa bàn biết để chủ động thực hiện các biện pháp PCCCR; tổ chức trực chỉ huy chữa cháy 24/24 giờ để sẵn sàng đối phó với các tình huống cháy rừng xảy ra; phối hợp với chính quyền địa phương. lực lượng công an viên, Dân quân tự vệ, chủ rừng tuần tra canh gác lửa rừng, kiểm soát nghiêm ngặt nguồn lửa đem vào rừng và sử dụng lửa trong sản xuất, sinh hoạt của nhân dân, không để lửa cháy lan vào rừng; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, hậu cần để sẵn sàng ứng cứu cháy rừng khi có cháy rừng xảy ra;
Thường xuyên kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng các phương tiện, dụng cụ PCCCR theo định kỳ để đảm bảo hoạt động tốt khi có cháy rừng xảy ra; đầu tư một số công trình PCCCR tại các khu vực có vùng trọng điểm cháy cao trên địa bàn tỉnh; thông báo và yêu cầu các chủ rừng trước khi đốt xử lý thực bì, đốt nương, làm rẫy... phải báo cho chính quyền địa phương và cán bộ kiểm lâm địa bàn biết để được hướng dẫn và giám sát quá trình thực hiện; thường xuyên, đột xuất thực hiện việc kiểm tra công tác PCCCR đối với các chủ rừng và các tổ, đội nhận hợp đồng bảo vệ rừng trong các tháng mùa khô để nhắc nhở, chấn chỉnh và khắc phục sửa chữa kịp thời những hạn chế, thiếu sót nhằm đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng./.