Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn hệ thống một số giải pháp kỹ thuật trong chăn nuôi gia súc, gia cầm

( Cập nhật lúc: 23/08/2022  )

Nhằm giảm thiểu chi phí đầu vào, hạn chế ảnh hưởng của giá vật tư, đặc biệt thức ăn chăn nuôi, hạn chế dịch, bệnh lây lan trên đàn vật nuôi, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển chăn nuôi, đảm bảo lợi nhuận, góp phần nâng cao thu nhập cho hộ chăn nuôi. Ngày 22/8/2022, Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành hướng dẫn 1837/SNN-CNTY gửi UBND các huyện, thành phố về hướng dẫn hệ thống một số giải pháp kỹ thuật trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.

 Mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học  (Ảnh tư liệu nguồn Iternet)

Dưới đây là một số hệ thống giải pháp kỹ thuật trong chăn nuôi gia súc, gia cầm :

I. GIẢI PHÁP VỀ TỰ CHẾ BIẾN, PHỐI TRỘN THỨC ĂN CHĂN NUÔI TỪ NGUỒN NGUYÊN LIỆU SẴN CÓ TẠI ĐỊA PHƯƠNG

Nguyên tắc tự chế biến, phối trộn là giảm chi phí đầu vào từ thức ăn, giảm thiểu thấp nhất việc sử dụng thức ăn công nghiệp hỗn hợp hoàn chỉnh; tận dụng triệt để các nguồn nguyên liệu từ phụ phẩm nông nghiệp của các hộ chăn nuôi tự sản xuất được hoặc mua tại địa phương; nghiên cứu sử dụng một số loại thức ăn mới (giun quế, ruồi lính đen,..). Thức ăn chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng và phát triển, ảnh hướng đến năng xuất chất lượng của sản phẩm chăn nuôi, việc tự chế biến, phối trộn cần đảm bảo đầy đủ năng lượng và các thành phần thiết yếu.

Nguyên liệu phối trộn thức ăn chăn nuôi gồm 4 nhóm chính: 

- Các nguyên liệu giàu năng lượng (Các loại ngũ cốc: Lúa, Ngô, Lúa mì, mạch, kê..và sản phẩm phụ của chúng như vỏ cám, tấm,…), các loại củ như sắn, khoai,..

- Nguyên liệu giàu đạm (Đậu tương, lạc, vừng, khô dầu lạc, bột cá, bột tôm, bột thịt, bột nhộng tằm, giun, ruồi lính đen,…);

- Nguyên liệu giàu khoáng (Bột đá, vỏ cua, vỏ trứng, bột xương,…); 

- Nguyên liệu giàu Vitamin (Các loại rau, cỏ, lá cây, các loại vitamin tổng hợp có kết hợp khoáng chất).

Để bảo đảm việc tự phối trộn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, năng lượng, người chăn nuôi tham khảo một số cách phối hợp thức ăn trong chăn nuôi gia súc, gia cầm nhằm tiết kiệm chi phí vật tư đầu vào, cụ thể như sau:

1. Sử dụng thức ăn đậm đặc kết hợp với các nguyên liệu sẵn có tại địa phương phối trộn thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh phục vụ chăn nuôi

Hiện nay các hãng sản xuất thức ăn chăn nuôi (DABACO, CARGILL, PROCONCO, AF,...) đều sản xuất thức ăn đậm đặc dùng để phối trộn thêm với các nguyên liệu khác tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dùng cho các loài vật nuôi theo các giai đoạn sinh trưởng nhất định. Đây là loại thức ăn hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn nhu cầu của vật nuôi và chuyên để phối trộn, bổ sung thêm các thành phần nguyên liệu khác.

Do vậy để vừa giảm được chi phí, đồng thời tận dụng triệt để các nguyên liệu các hộ chăn nuôi sản xuất được hoặc mua tại địa phương để tự phối trộn theo hướng dẫn của từng hãng để giảm chi phí đầu vào trong chăn nuôi.

2. Nghiên cứu tự sản xuất, sử dụng các nguồn thức ăn mới thay thế

Đẩy mạnh việc tuyên truyền cho người chăn nuôi tìm kiếm, bổ sung nguồn thức ăn mới có thể tự sản xuất được để thay thế một phần nguyên liệu phải mua  từ sản xuất công nghiệp như: Giun quế (trùn quế), ruồi lính đen nhằm tạo ra nguồn thức giàu dinh dưỡng phục vụ chăn nuôi thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm,.. mặt khác việc nuôi giun quế chủ yếu sử dụng nguồn thức ăn chính là phân chuồng và phụ phẩm nông nghiệp góp phần xử lý chất thải hữu cơ từ chăn nuôi gia súc, gia cầm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải thiện và bảo vệ hệ sinh thái, tạo ra được nguồn phân hữu cơ giàu dinh dưỡng cho cây trồng,..

Hình thức sử dụng: Các hộ chăn nuôi có thể sử dụng giun quế (trùn quế), ruồi lính đen theo 02 hình thức,

- Dùng giun quế (trùn quế), ruồi lính đen tươi cho ăn thẳng (đối với chăn nuôi gia cầm, thủy sản).

- Sấy khô nghiền bột bổ sung vào thức ăn chăn nuôi (thay thế các nguồn nguyên liệu giàu đạm như: Đậu tương, lạc, vừng, khô dầu lạc, bột cá, bột tôm, bột thịt,..).

(Chi tiết quy trình nuôi giun quế tại Phụ lục 01)

3. Tự phối trộn thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh

Sử dụng các nguồn nguyên liệu có sẵn có của gia đình hoặc mua tại địa phương, bổ sung thêm một số nguyên liệu để phối trộn thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh  để chăn nuôi.

Yêu cầu chung: Các loại nguyên liệu thức ăn đem phối trộn phải đảm bảo chất lượng, không bị ẩm mốc, sâu mọt, có mùi lạ và bị vón cục, nghiền nhỏ các nguyên liệu trước khi phối trộn. Tiến hành cân khối lượng nguyên liệu  theo tỷ lệ phối hợp. Đổ dàn đều các nguyên liệu đã nghiền ra bạt hoặc nền nhà lát gạch theo thứ tự loại nhiều đổ trước, loại ít đổ sau. Đối với các nguyên liệu có khối lượng ít như Vitamin, khoáng … phải trộn trước với một ít bột ngô hoặc cám để tăng khối lượng sau đó mới trộn với nguyên liệu khác để đảm bảo trộn được đều. Dùng máy trộn hoặc trộn thủ công bằng xẻng hoặc tay trộn thật đều cho đến khi hỗn hợp thức ăn có màu sắc đồng nhất sau đó đóng thức ăn vào bao, buốc kín lại để cho lợn ăn dần. Đặt bao thức ăn lên cáo cách xa tường nhà và nền , không để vào chỗ quá kín và ẩm ướt.

*Lưu ý: Căn cứ quy mô, số lượng lợn nuôi để phối trộn, đảm bảo thức ăn luôn tươi mới. Đối tượng lợn nuôi khác nhau, nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, do vậy cần đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của mỗi giai đoạn nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.

3.1. Giới thiệu một số công thức phối trộn thức ăn cho lợn

a) Đối với nái hậu bị

Bảng 1. Công thức phối trộn thức ăn cho lợn cái hậu bị giống nội và F1 (ngoại x nội)

 

Nguyên liệu

Tỷ lệ phối trộn theo trọng lượng lợn, (tính cho 100kg thức ăn)

Lợn 10 – 30 kg

Lợn 31 – 60 kg

Lợn 61 kg trở lên

Bột sắn (kg)

10

15

15

Bột ngô (kg)

47

45

42

Cám gạo (kg)

20

22

28

Đậu tương rang (kg)

16

13

10

Bột cá (kg)

6(**)

4(*)

4(*)

Bột vỏ sò (kg)

0,5

0,5

0,5

Muối ăn (kg)

0,5

0,5

0,5

Giá trị dinh dưỡng

 

 

 

NLTĐ (kcal/kg ta)

3039

3027

2979

Đạm thô (%)

17,45

13,99

13,27

Nguồn: Kỹ thuật phối trộn TĂCN - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia 2012.

Ghi chú: (**) bột tỷ lệ đạm 60%; (*) bột nhạt tỷ lệ đạm 45%.

b) Đối với lợn nái chửa và nuôi con

Bảng 2. Các công thức phối trộn thức ăn cho lợn nái chửa và nái nuôi con:

 

Nguyên liệu

Tỷ lệ phối trộn (tính cho 100 kg thức ăn)

Lợn nái chửa

Lợn nái nuôi con

CT1

CT 2

CT 1

CT2

Bột sắn (kg)

10

-

 

 

Ngô (kg)

25

30

52

50

Tấm (kg)

23

30

-

15

Cám gạo (kg)

25

25

28

15

Khô dầu đậu tương (kg)

13

-

12

-

Khô lạc nhân (kg)

-

6

-

10

Bột xương (kg)

3

3,5

3

3

Bột cá nhạt (45% đạm) (kg)

 

5

3

5

Bột vỏ sò (kg)

0,5

-

1,5

1,5

Muối ăn (kg)

0,5

0,5

0,5

0,5

Giá trị dinh dưỡng

NLTĐ (kcal/kg)

2.896

2.915

3.058

3.037

Đạm thô (%)

13,62

13,55

14,84

14,87

Nguồn: Kỹ thuật phối trộn TĂCN - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia 2012.

Bảng 3. Giới hạn tỷ lệ tối đa nguyên liệu trong phối chế thức ăn cho lợn nái nuôi con:

Nguyên liệu

Tối đa

Nguyên liệu

Tối đa

Ngô hạt

60%

Khô đỗ tương

20%

Gạo, tấm

25%

Hạt đỗ tương

25%

Cám gạo

30%

Khô dầu lạc

10%

Bột sắn khô

25%

Khô dầu dừa

5%

Rỉ mật

5%

Bột cá có tỷ lệ đạm 60%:

5%

Nguồn: Kỹ thuật phối trộn TĂCN - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia 2012.

Ghi chú: Tỷ lệ tối đa nguyên liệu trong phối chế thức ăn cho lợn nái nuôi con là tỷ lệ không được vượt quá trong phối trộn thức ăn; Ví dụ phối trộn 100kg thì ngô hạt không được vượt quá 60% tương đương 60kg, phối trộn 1.000kg không vượt quá 600 kg,..

c) Đối với lợn lai nuôi thịt

Bảng 4. Các công thức (CT) phối trộn thức ăn cho lợn lai nuôi thịt

 

 

Nguyên liệu (Kg)

Tỷ lệ phối trộn theo trọng lượng lợn hơi

(Tính cho 100 kg thức ăn)

10 -30 kg

31 – 60 kg

61kg trở lên

CT1

CT2

CT3

CT1

CT2

CT3

CT1

CT2

Bột sắn

-

10

8

10

-

16

21

10

Bột Ngô

33

23,5

42,5

28

44

31,5

26,8

45

Tấm

33

27

18

10

17

-

5

15

Cám gạo

5

8

-

24

15

233

25

9,5

Bột đậu tương

13

17

18

25,5

13,5

27

17

12

Khô dầu đậu tương

-

8

-

-

-

-

-

-

Khô dầu lạc

9

-

7

-

5,5

-

3

4

Bột cá

4,5

5

5

-

3

-

-

2,5

Bột xương

1

1

1

1

1,5

-

-

1,5

Bột vỏ sò

1

-

-

1

-

22

1,7

-

Muối ăn

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

Giá trị dinh dưỡng

NL trao đổi Kcal/kg)

3.065

3.068

3.100

2.986

2.985

2.985

2.950

2996

Nguồn: Kỹ thuật phối trộn TĂCN - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia 2012.

đ) Đối với lợn con tập ăn đến cai sữa

Bảng 5. CT phối trộn thức ăn cho lợn con tập ăn đến cai sữa (tính cho 100 kg thức ăn)

Công thức 1

Công thức 2

Nguyên liệu

Tỷ lệ (%)

Nguyên liệu

Tỷ lệ (%)

Bột ngô (kg)

48

Ngô nổ bỏng nghiền bột

45

Tấm nghiền (kg)

15

Gạo nổ bỏng nghiền bột

18

Cám gạo mịn loại 1 (kg)

5

Cám gạo mịn loại 1

5

Đậu tương rang (kg)

25

Đậu tương rang

24

Bột cá có tỷ lệ đạm 60% (kg)

5

Bột cá có tỷ lệ đạm 60%

6

Bột xương (kg)

1

Bột xương

1

Bột vỏ sò (kg)

1

Bột vỏ sò

1

Giá trị dinh dưỡng

NLTĐ (kcal/kg tă)

2914

NLTĐ(kcal/kg tă)

3000

Đạm thô (%)

19,28

Đạm thô (%)

19,60

Nguồn: Kỹ thuật phối trộn TĂCN - Trung tâm Khuyến nôngQuốc gia 2012.

 

e) Đối với chăn nuôi lợn bản địa, lợn rừng lai

Do đặc điểm của giống lợn này có khả năng sinh trưởng và phát triển chậm, sinh trưởng tuyệt đối (là sự tăng lên về khối lượng, kích trước của cơ thể vật nuôi trong khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát (TCVN -1997) 

là 125.7g/con/ngày. Trường hợp sử dụng thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao ảnh hưởng đến phẩm chất thịt lợn (quá béo), mặt khác dư thừa dinh dưỡng không hấp thu hết gây lãng phí. Người chăn nuôi nên áp dụng hình thức chăn nuôi theo các hình thức bán hoang dã hoặc nuôi nhốt, tận dụng nguồn thức ăn tại chỗ, có sẵn tại địa phương bao gồm: Ngô, cám gạo, khoai, sắn, cây chuối, dây khoai lang, các loại lá cây rừng, các loại quả xanh, các loại bã đậu phụ, bỗng bã rượu…bổ sung thêm thức ăn đạm như:  đậu tương, bột cá, thức ăn đậm đặc, các loại khoáng như Premix vitamin – khoáng.

- Phương pháp chế biến thức ăn: Nấu chín các loại ngô, cám gạo, sắn, đậu tương, thức ăn có nguồn gốc động vật như cá, tôm, cua, tôm tép, các loại rau, lá thu hái từ rừng. Nếu bổ sung thức ăn đậm đặc thì bổ sung sau với thức ăn đã nấu chín.

- Lượng thức ăn (kg/con/ngày)

Loại lợn

Ngô, cám gạo

Bột sắn

Thức ăn đạm, premix khoáng

Rau xanh

1. Lợn nái hậu  bị

0,55

-

0,05

2 – 3

2. Lợn nái chuẩn bị phối giống

0,90

-

0,10

3 – 4

3. Lợn nái chửa

0,60 - 0,8

-

0,05 - 1,0

3 - 4

4.Lợn nái đẻ và nuôi con

1,2 - 1,5

-

0,12 - 0,15

2 - 3

5. Lợn đực giống

0,6 - 0,8

-

0,06 - 0,08

1 - 2

6. Lợn nuôi thịt

Cho ăn tự do theo khả năng ăn của lợn

- Cho lợn uống đủ nước sạch hàng ngày.

- Lợn đực giống cho ăn thêm những loại thức ăn ngâm nảy mầm như giá đỗ, thóc mầm. Cho ăn thêm 1 - 2 quả trứng gà /lần phối giống.

Nguồn: Quy trình Chăn nuôi lợn địa phương Dự án mở rộng mô hình chăn nuôi giống lợn địa phương tại tỉnh Bắc Kạn - 2015

3.2. Giới thiệu một số công thức phối trộn thức ăn cho gà

Bảng 6. Công thức phối trộn thức ăn hỗn hợp cho gà các giai đoạn tuổi khác nhau

 

Loại nguyên liệu

Gà từ 1-60 ngày tuổi (tỷ lệ %)

Gà từ 61-150

ngày tuổi (tỷ lệ %)

 

Gà đẻ (tỷ lệ %)

Ngô vàng xay

46

40

45

Cám gạo

17

23

16

Tấm gạo

5

6

5

Khô dầu đậu, lạc

8

7

7

Tấm nghiền

0

4

0

Bôt cá nhạt

10

8

10

Đỗ tương rang

12

9

12

Bột sò

1

2

3

Premix vitamin

0,5

0,5

1

Premix khoáng

0,5

0,5

1

Nguồn: Kỹ thuật phối trộn TĂCN - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia 2012.

Bảng 7. Công thức phối trộn thức ăn cho gà hướng trứng

 

 

Nguyên liệu

 

Gà con 0-6 tuần tuổi (% nguyên liệu)

Gà dò trên 6-20 tuần tuổi

(% ng/liệu)

Gà đẻ (% nguyên liệu)

Công thức 1

Công thức 2

Ngô

45

61

50

54

Gạo lức

15

-

9,5

7,5

Cám gạo loại 1

-

5

-

-

Khô dầu lạc nhân

17

-

8

10

Khô dầu lạc bánh

12

26

17

13

Bột cá nhạt (45% đạm)

8

5

6

7

Bột thịt xương

-

-

3

2

Bột xương ( hoặc bột đá, bột vỏ sò…)

2,5

2,5

6

6

Premix vitamin và khoáng

0,5

0,5

0,5

0,5

Cộng

100

100

100

100

Nguồn: Kỹ thuật phối trộn TĂCN - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia 2012.

3.3. Giới thiệu một số công thức phối trộn thức ăn cho trâu, bò thịt

Lợi dụng hệ tiêu hóa của trâu, bò có sự hoạt động của hệ vi sinh vật, khi phối trộn thức ăn cho bò, một số nguyên liệu sẵn có và giá thành rẻ hơn như bột sắn khô được sử dụng với tỷ lệ cao và phối hợp với rỉ mật, u rê để giảm giá thành hỗn hợp mà vẫn đảm bảo được yêu cầu về năng lượng, hàm lượng đạm thô cho trâu, bò. Dưới đây là một số công thức phối hợp, chế biến thức ăn cho trâu, bò thịt để tham khảo.

a) Phối trộn thức ăn tinh

Bảng 8. Một số công thức (CT) phối trộn thức ăn cho trâu, bò thịt dựa trên nền bột sắn (tính theo tỷ lệ % hoặc kg của nguyên liệu)

Nguyên liệu

CT 1

CT 2

CT 3

CT 4

Bột sắn khô

80

60

58,7

70

Bột ngô hoặc tấm

0

25

9,1

9,9

Cám gạo

-

-

16,2

-

Khô dầu lạc hoặc đỗ tương

12

7

4,7

6,7

Bột cá (hàm lượng muối nhỏ hơn 15%)

-

-

1,8

3,1

Rỉ mật

5

5

5,5

5,8

U rê

1,0

1,0

2,4

2,7

Muối ăn

1,0

1,0

0,8

0,9

Bột xương

1,0

1,0

0,8

0,9

Cộng

100

100

100

100

Nguồn: Kỹ thuật phối trộn TĂCN - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia 2012.

Ghi chú:  Các công thức phối trộn trên có hàm lượng dinh dưỡng: Năng lượng trao đổi từ 2.800-2.900 Kcal/1 kg VCK; hàm lượng protein thô từ 15-17%.

b) Giới thiệu một số kỹ thuật chế biến thức ăn làm tăng hàm lượng dinh dưỡng của thức ăn trong chăn nuôi trâu, bò.

(Chi tiết tại Phụ lục 02, 03)

II. GIẢI PHÁP CHĂN NUÔI THEO QUY TRÌNH, QUY CHUẨN

Đề nghị các địa phương chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chăn nuôi theo một số quy trình, quy chuẩn, cụ thể như sau:

1. Đối với chăn nuôi bò VietGAHP

- Áp dụng theo quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi bò thịt tại Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 4653/QĐ-BNN- CN ngày 100/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về ban hành quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP). 

2. Đối với chăn nuôi lợn an toàn sinh học; VietGAHP

- Áp dụng QCVN 01-14: 2010/BNNPTNT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia điều kiện trại Chăn nuôi lợn an toàn sinh học;

- Áp dụng theo quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn tại Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 4653/QĐ-BNN-CN ngày 100/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về ban hành quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP). 

3. Chăn nuôi gà an toàn sinh học; VietGAHP

- Áp dụng QCVN 01-15: 2010/BNNPTNT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia điều kiện trại Chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học;

- Áp dụng theo quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gà tại Việt Nam (VietGAHP chăn nuôi gà) ban hành kèm theo Quyết định số 4653/QĐ-BNN-CN ngày 100/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về ban hành quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP). 

4. Chăn nuôi hữu cơ

Áp dụng chung cho chăn nuôi gia súc, gia cầm theo TCVN 11041-3-2017 về Nông nghiệp hữu cơ - Phần 3 chăn nuôi hữu cơ.

(Gửi kèm các quy chuẩn kỹ thuật )

III. GIẢI PHÁP VỀ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH

Nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ đàn vật nuôi, không để lây lan dịch bệnh ra diện rộng, giảm thấp nhất thiệt hại do các loại dịch bệnh gây ra trên đàn vật nuôi, làm cơ sở cho việc thúc đẩy chăn nuôi phát triển. Đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện tốt một số giải pháp sau:

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn tới người chăn nuôi áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học để không phát sinh dịch bệnh, đem lại năng suất, hiệu quả trong chăn nuôi; đẩy mạnh việc xây dựng các cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học, từng bước tiến tới xây dựng vùng an toàn dịch bệnh; khuyến cáo người chăn nuôi sử dụng con giống rõ nguồn gốc, xuất xứ đảm bảo an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi.

2. Tăng cường công tác theo dõi, giám sát tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi; tuyên truyền người chăn nuôi chủ động khai báo dịch bệnh, kịp thời phát hiện và xử lý các ổ dịch theo quy định, không để lây lan ra diện rộng. Thực hiện tốt công tác tiêm phòng cho đàn vật nuôi nhằm tạo miễn dịch thụ động; triển khai thực hiện tốt công tác vệ sinh tiêu độc, khử trùng nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

3. Tăng cường công tác kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi nhằm phát hiện và kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm trong sản xuất, kinh doanh con giống kém chất lượng, mang mầm bệnh, không rõ nguồn gốc,... gây thiệt hại cho người chăn nuôi.

4. Thực hiện tốt các kế hoạch phòng, chống dịch bệnh giai đoạn theo các kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt, cụ thể: (i) Quyết định số 624/QĐ-UBND ngày 23/4/2019 về việc ban hành “Kế hoạch phòng, chống bệnh Cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2019-2025”; (ii) Quyết định số 1617/QĐ-UBND ngày 07/9/2020 về phê duyệt Kế hoạch phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2020-2025; (iii) Quyết định số 73/QĐ-UBND ngày 15/01/2021 về phê duyệt Kế hoạch phòng, chống bệnh Lở mồm long móng gia súc trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2021-2025; (iv) Kế hoạch số 63/KH-UBND ngày 28/01/2022 về phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục đối với trâu, bò triên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2022 -2030; (v) Quyết định số 292/QĐ-UBND ngày 25/02/2022 về phê duyệt “Chương trình phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2022-2030”.

5. Các huyện, thành phố bố trí đủ số lượng hoặc bổ sung thêm biên chế có trình độ chuyên môn phù hợp cho các phòng chuyên môn trực thuộc để đảm bảo thực hiện tốt công tác tham mưu thực thực hiện nhiệm vụ; đối với cấp xã, phường, thị trấn chỉ đạo thường xuyên rà soát, kiện toàn nhân viên thú y khi khuyết, thiếu; có kế hoạch chọn cử cán bộ đi đào tạo về chuyên môn chăn nuôi thú y để phục vụ công tác lâu dài./.

Hồng Chiêm (tổng hợp)