Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Kỹ thuật làm bầu ngô vụ đông

( Cập nhật lúc: 28/07/2011  )
Bắc Kạn là tỉnh miền núi, vùng cao nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết khí hậu trong mùa đông thường xảy ra rét đậm rét hại kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất cây vụ đông đặc biệt là cây ngô. Cây ngô đông gặp rét đậm rét hại trong thời gian dài sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng, giai đoạn trỗ cờ phun râu gặp rét đậm rét hại bắp sẽ không có hạt ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, sản lượng.

Bắc Kạn là tỉnh miền núi, vùng cao nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết khí hậu trong mùa đông thường xảy ra rét đậm rét hại kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất cây vụ đông đặc biệt là cây ngô. Cây ngô đông gặp rét đậm rét hại trong thời gian dài sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng, giai đoạn trỗ cờ phun râu gặp rét đậm rét hại bắp sẽ không có hạt ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, sản lượng.

Mục đích của làm ngô bầu để tranh thủ thời gian, kịp thời vụ gieo trồng, trồng ngô bầu còn đảm bảo mật độ gieo trồng và rút ngắn thời gian sinh trưởng 5 - 7 ngày.

1. Thời vụ: (tính theo dương lịch)

- Gieo hạt vào bầu từ ngày 05 đến 10/9

- Đưa bầu ra ruộng từ ngày 15 đến 20/9.

2. Cách làm bầu ngô

- Địa điểm làm bầu ngô phải thuận tiện cho việc chăm sóc, bảo vệ và vận chuyển ra ruộng.

- Vật liệu (tính cho 1.000m2 ruộng trồng)

Bùn ao hoặc đất bột tơi xốp: 10 gánh (khoảng 40 - 45kg/gánh)

Phân chuồng hoai mục: 5 gánh (30 - 35kg/gánh)

Phân lân supe: 3 - 5kg

Tất cả trộn đều với nhau để nhào thành hỗn hợp (có thể thêm nước cho đủ ẩm)

- Chuẩn bị mặt bằng để làm bầu: San phẳng mặt đất, rồi lót lá chuối hoặc giấy sau đó rải lớp hỗn hợp đã nhào kỹ lên trên. Lớp này dày khoảng 5cm, lưu ý đắp đất hoặc dùng cây chắn không cho bùn trào ra ngoài.

- Khi lớp bùn se dùng dao, thước cắt thành từng ô kích thước dài x rộng là 5 x 5cm (mục đích là để bộ rễ ngô nằm trọn trong bầu không đan xen từ bầu nọ sang bầu kia, tránh vỡ bầu khi vận chuyển ra ruộng), sau đó tiến hành tra hạt ngay.

3. Xử lý hạt giống và tra hạt

- Lượng hạt giống cần 1,5 - 2kg/1.000m2

- Phơi lại hạt giống, lưu ý hạt giống phải được phơi trên phên, tẹm để tránh ảnh hưởng đến tỷ lên nảy mầm.

- Ngâm hạt giống từ 10 - 12 tiếng, sau đó vớt ra đãi sạch và đem ủ hạt giống bằng vải bông sợi (tránh ủ bằng túi nilông), luôn chú ý giữ ẩm và không để đọng nước, thời gian ủ từ 16 - 20 tiếng, cứ 4 tiếng nhúng nước một lần cho tới khi hạt nảy mầm, khi mầm dài 0,1 - 0,2 cm thì tra vào bầu.

- Chọc lỗ sâu 1cm ở giữa bầu, đặt hạt đã nứt nanh vào bầu, chú ý cho đầu có rễ thò ra xuống dưới lỗ và lấp kín bằng đất bột.

Chăm sóc bầu ngô: Sau gieo hạt trong thời gian 24 tiếng cần phải che đậy khi trời mưa to; cần giữ ẩm cho bầu ngô.

Khi cây ngô ra được 3 lá thật tương ứng với 5 - 8 ngày thì đưa bầu ngô ra trồng, nên trồng vào buổi chiều mát để tránh bị ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.

4. Làm đất và đưa bầu ngô ra ruộng

Chọn đất chủ động nước tưới, làm đất ngay sau khi thu hoạch lúa mùa sớm.

- Đất được cày bừa kỹ, sạch cỏ dại, lên luống để tưới nước, chăm sóc được thuận lợi. Rạch hàng cách hàng 70cm, cây cách cây 30cm và bón lót.

Đặt bầu ngô ra ruộng trồng: Lấp kín phân lót rồi mới đặt bầu để tránh cây bị xót phân, khi đặt bầu ngô cần xoay lá vuông góc với rãnh, dùng đất bột lấp bằng mặt bầu.

5. Chăm sóc, bón phân:

* Lượng phân bón tính cho 1.000m2

                        Phân chuồng: 800 - 1.000kg

Lân: 40 - 50kg

Đạm urê: 25 - 30kg

Kali: 12 - 15 kg

* Cách bón

- Bón lót: Toàn bộ phân chuồng và phân lân, bón theo hốc trước khi mang bầu ngô ra trồng.

- Bón thúc

Lần 1: Khi ngô đạt 3 - 4 lá bón 8 - 10kg đạm 5 - 6 kg kali

Lần 2: Khi ngô đạt 7 - 9 lá bón 12 - 20 kg đạm 7 - 9 kg kali

Chú ý: bón giữa 2 gốc ngô, bón cách gốc ngô từ 10 - 15cm, mỗi lần bón cần kết hợp nhổ cỏ, vun gốc, lấp phân để tăng hiệu quả của phân bón.

* Chăm sóc

- Khi ngô đạt 3 - 4 lá: bón phân thúc lần 1 kết hợp vun nhẹ.

- Khi ngô đạt 7 - 9 lá: bón phân thúc lần 2 kết hợp vun cao

- Tưới nước đảm bảo không để cây bị khô hạn trong thời gian trước và sau trỗ cờ 10 - 15 ngày.

6. Phòng trừ sâu bệnh:

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện và phòng trừ kịp thời các loại sâu bệnh như: Sâu xám, sâu đục thân, rệp, bệnh khô vằn, bệnh lùn sọc đen…

7. Thu hoạch:

Khi ngô vàng bẹ thì thu hoạch, phơi khô bảo quản tránh mối mọt./.

 

Hồng Thắng
Sign In