Skip Ribbon Commands
Skip to main content


Với mục tiêu phát triển ít nhất 20 sản phẩm mới (bình quân 3-4 sản phẩm/huyện, thành phố) đạt 3 sao trở lên. Nâng cấp 04 sản phẩm từ 3 sao lên 4 sao, đề xuất 01 sản phẩm tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp Quốc gia. Đồng thời, củng cố nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô sản xuất sản phẩm OCOP đã được công nhận, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường (truy xuất nguồn gốc, liên kết chuỗi, phát triển thương hiệu, xúc tiến thương mại…): Trong đó, tổng số sản phẩm có truy xuất nguồn gốc quy trình sản xuất là 20 sản phẩm (tăng 09 sản phẩm so với năm 2022); tổng số chủ thể tham gia liên kết và tiêu thụ sản phẩm OCOP là 18 chủ thể (tăng 7 chủ thể so với năm 2022); tổng số sản phẩm mở rộng, phát triển vùng nguyên liệu là 27 sản phẩm (tăng 17 sản phẩm so với năm 2022).


Nhằm khuyến khích các tổ chức kinh tế (Hợp tác xã, THT, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh) tham gia Chương trình OCOP hoàn thiện, nâng cấp, tiêu chuẩn hóa sản phẩm đảm bảo các quy định theo Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019; Quyết định số 781/QĐ-TTg ngày 08/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ). Từng bước hướng tới tiêu chuẩn hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm tham gia Chương trình đáp ứng tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.


Ngày 03/3/2022, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 và trao chứng nhận sản phẩm OCOP năm 2021.


Nhằm triển khai Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) một cách đồng bộ từ cấp tỉnh đến cơ sở theo đúng chu trình hằng năm; xác định rõ mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ trọng tâm; sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các sở, ngành và các đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện.


Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) được xác định là một giải pháp quan trọng nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị, gắn với xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể thực hiện. Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng…


Ngày 30/6/2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định số 2890/QĐ-BNN-VPĐP, theo Quyết định Miến dong Tài Hoan của tỉnh Bắc Kạn vinh dự nằm trong 20 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP cấp quốc gia năm 2020.


Thời gian qua, Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) đã được cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Bắc Kạn thực hiện có hiệu quả, góp phần khai thác tốt các tiềm năng lợi thế, phát triển kinh tế vùng nông thôn và nâng cao thu nhập cho người dân.


Bắc Kạn là tỉnh miền núi có điều kiện tự nhiên và xã hội đa dạng, phong phú, đặc biệt với nhiều sản phẩm nông nghiệp truyền thống mang nét văn hóa riêng là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp toàn diện, bền vững theo hướng hàng hóa, gia tăng giá trị.