Skip Ribbon Commands
Skip to main content


Thực hiện theo quy định tại khoản 3, điều 21, nghị định số 27/2021/NĐ-CP ngày 25/3/2021, Sở Nông nghiệp và PTNT đăng tải danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp năm 2024 như sau:


Xác định công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phòng chống cháy rừng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị. Thời gian qua, Chi cục Kiểm lâm Bắc Kạn đã thực hiện nghiêm chỉ đạo của Tổng cục Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm, UBND tỉnh, chủ động tham mưu cho Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND tỉnh ban hành các văn bản, chính sách liên quan để phát triển và bảo vệ rừng.


Năm 2017, huyện Chợ Mới được giao trồng mới 1.500 ha rừng, trong đó trồng rừng tập trung 1.200 ha; trồng rừng phân tán 100 ha và rừng sau khai thác 200 ha.


Để giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại do cháy rừng gây ra, nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ rừng và PCCCR của các cấp, các ngành; nâng cao nhận thức của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh về công tác PCCCR và những tác hại do cháy rừng gây ra, Sở Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng kế hoạch PCCCR với một số nhiệm vụ trọng tâm chính, nội dung cụ thể như sau:


Trong tháng 7, lực lượng kiểm lâm Bắc Kạn đã lập biên bản 48 vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng, tịch thu trên 32m3 gỗ quy tròn các loại, trong đó có 8m3 gỗ quý hiếm thuộc nhóm IIa; phương tiện tịch thu là 10 xe máy, 01 cưa xăng, 04 súng săn. Tổng các khoản thu nộp ngân sách Nhà nước trên 276 triệu đồng.


Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm Bắc Kạn, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và sự bất cẩn của người dân trong việc đốt xử lý thực bì trồng rừng năm 2015 nên từ mùa khô 2014 đến nay trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 18 vụ cháy trên đất lâm nghiệp, trong đó cháy trên 7 ha rừng và 23 ha lau lách.


Hiện nay, toàn tỉnh có trên 343.500 ha rừng. Hệ sinh thái rừng của Bắc Kạn có hệ sinh thái rừng đa dạng về cả loài và tầng thứ, có lớp thảm mục dày, các khu rừng trồng tập trung chủ yếu là rừng thuần loài, hầu hết là các loại cây dễ cháy như cây thông, keo… và gần như không được xây dựng đường băng cản lửa. Trong khi đó bao quanh là nương, rẫy, các bãi chăn thả và rừng tái sinh luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy cao; diện tích vùng trọng điểm cháy lớn, địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh, giao thông đi lại khó khăn, trong khi lực lượng kiểm lâm còn mỏng; dụng cụ, trang thiết bị để phục vụ cho phòng cháy,


Để phát huy và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí được Nhà nước cấp để thực hiện công tác khoán bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên, Sở Nông nghiệp và PTNT đã có văn bản đề nghị các Ban quản lý dự án Bảo vệ và phát triển rừng cơ sở, Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Khu bảo tồn Loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc tập trung chỉ đạo thực hiên tốt một số nội dung


Khu bảo tồn Loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc đặc trưng cho hệ sinh thái rừng trên núi đá của miền Bắc Việt Nam. Hệ sinh thái rừng còn nhiều cây gỗ quý hiếm cần được bảo vệ như cây nghiến, sam vàng, lát hoa, đinh…Trong những năm gần đây tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép trong khu bảo tồn diễn ra khá phức tạp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc.


Mặc dù hiện nay việc khai thác rừng trái phép đã giảm hẳn so với những năm trước đây, bởi phần lớn nhân dân địa phương đã ý thức được về tác hại của việc phá hoại rừng nhưng đời sống của nhân dân sống trong và xung quanh Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó việc khai thác, vận chuyển gỗ quý hiếm trái phép và khai thác vàng trái phép đem lại lợi nhuận cao nên đã khiến một bộ phận nhân dân ở trong và ngoài địa phương vẫn lén lút khai thác.

12345