Skip Ribbon Commands
Skip to main content


Thời tiết trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn vụ mùa năm 2023 được dự báo có nhiều diễn biến phức tạp, nhiệt độ trung bình cao hơn phổ biến trung bình nhiều năm, có nhiều ngày nắng nóng, gay gắt hơn, đây là điều kiện thuận lợi cho các loại sâu bệnh phát sinh, phát triển và gây hại trên diện rộng như: Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, nhện gié…trong đó, rầy lưng trắng là môi giới truyền bệnh lùn sọc đen.


Hiện nay, trên thị trường vẫn bày bán tràn lan nhiều loại phân bón giả, thuốc BVTV thuộc danh mục cấm. Nhiều doanh nghiệp lợi dụng sự thiếu thông tin của người dân, sự hám lợi của các đại lý, đưa các loại phân bón, thuốc BVTV kém chất lượng vào từng thôn, bản. Việc làm này không chỉ gây thiệt hại cho người nông dân mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp sản xuất chân chính.


Để chủ động quản lý sinh vật gây hại (SVGH), bảo vệ an toàn cho sản xuất, đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, góp phần hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch sản xuất nông nghiệp vụ mùa năm 2023. Ngày 13/6/2023, Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Quản lý chất lượng tỉnh Bắc Kạn xây dựng Phương án quản lý SVGH trên một số cây trồng chính vụ mùa 2023, trong đó dự báo dịch hại trên một số cây trồng chính vụ mùa năm 2023, gồm các loại cây:


Hiện nay châu chấu tre lưng vàng đang giai đoạn tuổi 5 - trưởng thành; mật độ châu chấu phổ biến 300 -500 con/m2, cao 700 -800 con/m2, cá biệt >1000 con/m2; gây hại trên rừng vầu, nứa với diện tích khoảng 87 ha tại các xã Thượng Quan, Thuần Mang, huyện Ngân Sơn...


Để chủ động quản lý sinh vật gây hại (SVGH), bảo vệ an toàn cho sản xuất, đảm bảo năng suất, sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, góp phần hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch sản xuất nông nghiệp vụ Xuân năm 2023, Sở Nông nghiệp và PTNT đăng tải Phương án quản lý sinh vật gây hại trên một số cây trồng chính vụ xuân năm 2023 do Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Quản lý chất lượng tỉnh Bắc Kạn soạn thảo, cụ thể như sau:


Căn cứ Luật Trồng trọt; Căn cứ Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.


Sở Nông nghiệp và PTNT đăng tải Thông tư số 19/2022/TT-BNN ngày 02/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam, cụ thể như sau:


Ngày 01/4/2021, Cục Bảo vệ thực vật ban hành Văn bản số 612/BVTV-QLT về việc thực hiện loại bỏ thuốc BVTV chứa hoạt chất Glyphosate theo Thông tư số 10/2020/TT-BNNPTNT ngày 09/9/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam.


Thực hiện Quyết định số 501/QĐ-BNN-BVTV ngày 12/02/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl và Fipronil ra khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, gồm 228 loại thuốc thương phẩm có chứa hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl và 152 loại thuốc thương phẩm có chứa hoạt chất Fipronil (trong đó có 10 loại thuốc thương phẩm có chứa cả hai hoạt chất này).


Việc chủ động, tích cực phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi là biện pháp quan trọng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp do tác động của thời tiết gây ra. Ngày 19/11/2020, UBND tỉnh phê duyệt phương án phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi và thủy sản vụ Đông Xuân năm 2020-2021 tại Quyết định số 2123/QĐ-UBND.

1234567...Trang cuối